Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan và chọn loài có triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 756.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố các loài nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan và chọn loài có triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tập trung trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá được thành phần và phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, lựa chọn được loài nưa có glucomannan cao và triển vọng phát triển trồng để nhân giống, trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nhân giống và trồng thử nghiệm loài Nưa có triển vọng phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan và chọn loài có triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN VĂN TIẾN Tên luận án: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ CÁC LOÀI NƯA (AMORPHOPHALLUS SPP.) CỦ CÓ GLUCOMANNAN VÀ CHỌN LOÀI CÓ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62 42 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Văn Dư Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Hà Văn Huân Phản biện 1: …............................................................................................ Phản biện 2: …............................................................................................ Phản biện 3: …............................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201…. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Một số loài trong chi Nưa Amorphophallus, thuộc họ Ráy (Araceae) củ có chứa glucomannan, một loại đường phân tử lớn có cấu trúc mạch đã và đang được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, v.v. để lấy củ làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng. Theo Chua M., Baldwin TC., Hocking TJ., Chan K. (2010) thì củ một số loài Nưa chứa glucomannan, một loại đường polysaccharide tan trong nước. Các sản phẩm chứa glucomamnan trong củ Nưa, có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường, làm giảm tỷ lệ mỡ trong máu, làm giảm sự thèm ăn ở người béo phì. Ở Việt Nam, củ cây Nưa đã được sử dụng làm thức ăn truyền thống từ lâu đời của người dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, củ Nưa chỉ được khai thác sử dụng trong phạm vi hẹp ở một số địa phương với các món ăn được chế biến giống như đậu phụ gọi là món Mò gỉ (tiếng Nùng) hay Cò ký thơ (tiếng Mông), mỳ, bánh rán,.v.v. (Nguyễn Văn Dư, 2012). Các nghiên cứu về cây Nưa ở Việt Nam đã chỉ ra được một số loài Nưa có hàm lượng glucomannan, đặc điểm phân bố và đã có những nghiên cứu bước đầu về nhân giống và trồng các loài Nưa này. Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016, các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với địa hình là đồi núi, người dân thu nhập bình quân đầu người thấp với 337,2 nghìn đồng/tháng. Do thu nhập của người dân thấp nên tỷ lệ hộ đói nghèo rất cao là 41,42%, nhiều hộ thiếu ăn 2 - 6 tháng/năm. Vì vậy, để đưa cây Nưa trở thành cây nông nghiệp phát triển kinh tế miền núi phía Bắc Việt Nam, việc nghiên cứu sâu hơn về loài Nưa có giá trị kinh tế và các biện pháp nghiên cứu nhân giống và trồng là hết sức cần thiết Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thành phần, phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan, lựa chọn loài có triển vọng phát triển trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Đánh giá được thành phần và phân bố các loài Nưa (Amorphophallus spp.) củ có glucomannan ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; - Lựa chọn được loài nưa có glucomannan cao và triển vọng phát triển trồng để nhân giống, trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; - Nhân giống và trồng thử nghiệm loài Nưa có triển vọng phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu chính của luận án - Điều tra đánh giá thành phần loài, phân bố và tri thức bản địa các loài Nưa củ có glucomannan ở miền núi phía Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển và lựa chọn loài Nưa có hàm lượng glucomannan cao, triển vọng phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống loài Nưa có hàm lượng glucomannan cao và triển vọng phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu trồng, phát triển của Nưa konjac ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 1 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án góp phần bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức về các loài Nưa (Amorphophalluss spp.) thuộc chi (Amorphophalluss) ở Việt Nam. Bên cạnh đó kết quả luận án còn nhằm phục vụ cho các nghiên cứu chuyên ngành sâu hơn trên các lĩnh vực khác nhau của loài Nưa. - Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học cho việc phát triển một số giống Nưa có hàm lượng glucomannan cao ở Việt Nam, phục vụ sản xuất thực phẩm chức năng và một số ngành khác. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận án cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - 25 trang, Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu - 22 trang, Chương 3: Kết quả quả nghiên cứu và thảo luận - 70 trang. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về chi Nƣa 1.1.1. Vị trí và phân loại của chi Nưa Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012), phân loại của chi Nưa trong giới thực vật như sau: Chi Nưa (Amorphophallus) thuộc họ Ráy (Araceae), tên gọi khác là Khoai Nưa, Khoai ngái, Tò ngủ (Tày), Mò gỉ (Nùng), Cò kí thơ (H'mông). 1.1.2. Đặc điểm hình thái của chi Nưa Các loài trong chi Nưa là cây thảo, thân củ, chiều cao từ 10 cm (A. pulsilus) tới hàng mét (A. titanum) (Mayo, 1997; Bown, 2000). Củ của cây Nưa có nhiều hình dạng khác nhau, từ thuôn dài, hình củ cải, hình cầu hay hình đầu, không hiếm loài có thân củ phần trên gần hình cầu nhưng phần dưới lại phân nhánh. Rễ cây Nưa là dạng rễ chùm, thường tập trung ở phần đỉnh của củ, xuất phát ngay dưới chồi đỉnh. Rễ thường mập, dài tới 15 cm. Lá cây Nư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: