Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Sán lá phổi Paragonimus heterotremus và Paragonimus westermani ở Việt Nam: hình thái, phân tử, sinh học và chẩn đoán miễn dịch

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 907.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là hiểu biết về hai loài SLP P.heterotremus và P. westermani, cung cấp cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán và phòng trị bệnh SLP, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo tóm tắt luận án để biết thêm các nội dung nghiên cứu của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Sán lá phổi Paragonimus heterotremus và Paragonimus westermani ở Việt Nam: hình thái, phân tử, sinh học và chẩn đoán miễn dịch 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LẦM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LƢU ANH TÚ SÁN LÁ PHỔI PARAGONIMUS HETEROTREMUS VÀ PARAGONIMUS WESTERMANI Ở VIỆT NAM: HÌNH THÁI, PHÂN TỬ, SINH HỌC VÀ CHẨN ĐOÁN MIỄN DỊCH Chuyên ngành: Ký sinh trùng học Mã số: 62.42.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2018 2 Luận án được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Ngọc Doanh 2. TS. Bùi Khánh Linh Ngƣời phản biện 1: Ngƣời phản biện 2: Ngƣời phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học Viện Họp tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia - Thƣ viện Học viện Khoa học và công nghệ 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sán lá phổi (SLP) thuộc giống Paragonimus gây bệnh SLP có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người và động vật. Nguyên nhân nhiễm bệnh do ăn phải metacercaria ở vật chủ trung gian thứ hai (VCTG 2) hoặc sán non từ vật chủ chứa. Triệu chứng bệnh SLP dễ bị chẩn đoán nhầm với lao phổi hoặc các bệnh phổi khác, gây khó khăn cho chẩn đoán và trị bệnh (Blair et al., 1999). Ở Việt Nam, SLP và bệnh SLP được quan tâm nghiên cứu trong hơn 20 năm qua (Cao Văn Viên và cs., 1994; Nguyễn Văn Đề và cs., 1998-2003; Doanh et al., 2005-2013). Đến nay, 7 loài SLP đã được phát hiện (Doanh et al., 2013), trong số đó có loài P. heterotremus phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và loài P. westermani phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, cả 2 loài gây bệnh cho người. Nhiều vấn đề về 2 loài SLP này chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Sán lá phổi Paragonimus heterotremus và Paragonimus westermani ở Việt Nam: hình thái, phân tử, sinh học và chẩn đoán miễn dịch”. 2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu chung của đề tài là hiểu biết về hai loài SLP P. heterotremus và P. westermani, cung cấp cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán và phòng trị bệnh SLP, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định được phương pháp xét nghiệm cua suối tốt nhất để thu metacercaria và xác định tình hình nhiễm metacercaria của SLP ở cua suối tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Quảng Trị. 4 2. Xác định được sự đa dạng hình hình thái metacercaria và đa dạng di truyền phân tử của hai loài P. heterotremus và P. westermani. 3. Xác định được một số đặc điểm sinh học của hai loài P. heterotremus và P. westermani. 4. Thiết lập được phản ứng dot-ELISA chẩn đoán nhanh bệnh SLP tại thực địa, giúp điều trị bệnh kịp thời. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Xác định phương pháp xét nghiệm cua tốt nhất để thu metacercaria và điều tra tình hình nhiễm metacercaria ở cua suối tại Lào Cai, Yên Bái và Quảng Trị. 3.2. Nghiên cứu đa dạng hình thái metacercaria và di truyền phân tử của loài P. heterotremus và P. westermani. 3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học hai loài sán lá phổi. - Xác định vật chủ trung gian 1 và vật chủ chính ngoài tự nhiên. - Sự phát triển của sán lá phổi ở vật chủ chính và vật chủ chứa. - Nghiên cứu sức sống của metacercaria. 3.4. Thiết lập phản ứng dot-ELISA chẩn đoán bệnh sán lá phổi - Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng dot-ELISA. - Xác định nồng độ kháng nguyên của phản ứng. - Xác định thời gian phản ứng ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp các thông tin khoa học về hình thái metacercaria, di truyền phân tử và một số đặc điểm sinh học của 2 loài P. heterotremus và P. westermani ở Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở khoa học khuyến cáo phòng tránh nhiễm bệnh SLP và thiết lập được phản ứng dot-ELISA 5 chẩn đoán nhanh bệnh SLP ở thực địa, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Phát hiện metacercaria P. heterotremus ở miền Trung và P. westermani ở miền Bắc. Mô tả sự đa dạng hình thái metacercaria của 2 loài SLP này. 5.2. Phân tích đa dạng di truyền của P. heterotremus và P. westermani. Xác định P. westermani ở Việt Nam là dạng 2n. 5.3. Xác định chính xác VCTG 1 và ấu trùng cercaria của 2 loài SLP nghiên cứu. Ngoài ra, xác định VCTG 1 của loài P. proliferus. 5.4. Xác định vật chủ chính ngoài tự nhiên của SLP ở Da Krong là mèo rừng (Prionailurus bengalensis). 5.5. Xác định chó nhà không bị nhiễm P. westermani. Mèo nhà bị nhiễm P. westermani với mức độ mẫn cảm thấp hơn so với P. heterotremus. 5.6. Xác định chuột đóng vai trò là vật chủ chứa trong vòng đời của loài P. heterotremus và P. westermani ở Việt Nam. 5.7. Sức sống của metacercaria SLP không chỉ phụ thuộc vào dung dịch nuôi, nhiệt độ, mà còn phụ thuộc vào mật độ metacercaria. 5.8. Thiết lập được kỹ thuật dot-ELISA, xác định được thời gian thực hiện ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau có thể áp dụng để chẩn đoán nhanh bệnh SLP ở thực địa. 6. Cấu trúc luận án Luận án gồm 111 trang, mở đầu 3 trang, tổng quan tài liệu 21 trang, đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 15 trang, kết quả nghiên cứu và thảo luận 54 trang, kết luận và kiến nghị 03 trang, đóng góp mới và danh mục công trình công bố 2 trang, tài liệu tham khảo 13 trang. Luận văn có 21 bảng, 56 hình ảnh và biểu đồ, 132 tài liệu tham khảo. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: