Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 587.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL; đo lường và phân tích tác động của cơ chế tài chính đến chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế tài chính và một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐHCL tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong hệ thống đào tạo thì tài chính là yếu tố đầu vào quantrọng quyết định chất lượng đào tạo. Việc đảm bảo yếu tố tài chínhhợp lý sẽ góp phần đảm bảo đầy đủ cho công tác xây dựng cơ sở vậtchất; thu hút và giữ chân đội ngũ giảng viên giỏi; xây dựng chươngtrình đào tạo tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học đốivới giảng viên và sinh viên cũng như hoạt động chuyển giao côngnghệ của nhà trường đối với xã hội.Để yếu tố tài chính đáp ứng được các mục tiêu trên thì cần phải cómột cơ chế tài chính phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các trườngĐHCL được chủ động hơn, sáng tạo hơn trong việc huy động và sửdụng các nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu đào tạo trong bối cảnhmới. Như vậy, giữa cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo có mốiquan hệ với nhau. Muốn chất lượng đào tạo được đảm bảo, nâng caothì yếu tố tài chính hoạt động dựa trên một cơ chế phù hợp phải đượcđảm bảo.1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI GDĐH hay giáo dục bậc cao là chìa khóa then chốt trongtăng trưởng kinh tế ở những nước đã phát triển, đang phát triển vàcác nền kinh tế mới nổi. Ở Việt Nam, giáo dục nói chung và GDĐHnói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay khiđất nước đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướngchú trọng tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) để nâng caochất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh những thành công của GDĐH thì hiện nay GDĐHcũng đang tồn tại những yếu kém, bất cập mà điển hình là cơ chế tàichính còn chưa hoàn thiện, chưa trở thành tác nhân thúc đẩy sự pháttriển của các trường đại học. Do vậy, đổi mới cơ chế tài chính nhằmnâng cao chất lượng đào tạo đã trở thành nhu cầu cấp bách hiện nay. Ở Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế tàichính và chất lượng đào tạo nhận được sự quan tâm của một số họcgiả. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu ở trên đều sử dụng phươngpháp định tính và mới dừng ở việc đánh giá thực trạng nội dung cácquy định thu chi tài chính mà chưa có sự phân tích sâu các tính chất 2của nó, cũng như chưa có sự liên kết chặt chẽ ảnh hưởng của cơ chếtài chính đến mục tiêu cơ bản cuối cùng là nâng cao chất lượng đàotạo.Trên cơ sở đó, đề tài “Tác động của cơ chế tài chính đối với chấtlượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam” đượctác giả chọn nghiên cứu.1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về cơ chế tàichính và chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL. - Hai là, đo lường và phân tích tác động của cơ chế tài chínhđến chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL tại Việt Nam. - Ba là, đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế tài chính và mộtsố giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trườngĐHCL tại Việt Nam.1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thứ nhất, các tính chất của cơ chế tài chính, các thành phầncủa chất lượng đào tạo và ảnh hưởng của cơ chế tài chính đến chấtlượng đào tạo trường đại học công lập? - Thứ hai, thực trạng cơ chế tài chính và ảnh hưởng của cơchế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học cônglập hiện nay? - Thứ ba, những giải pháp nào về cơ chế tài chính và giảipháp nào khác cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở cáctrường đại học công lập hiện nay?1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tài chính và chấtlượng đào tạo ở các trường ĐHCL tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 33trường ĐHCL tại Việt Nam. Thời gian nghiên cứu là năm 2013.1.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU1.6.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng các phương pháptổng hợp, diễn dịch nhằm xây dựng khung phân tích về cơ chế tàichính và chất lượng đào tạo, sử dụng phương pháp thống kê mô tảnhằm phân tích thực trạng diễn biến cơ chế tài chính và chất lượngđào tạo của các trường đại học công lập tại Việt Nam. Nghiên cứu định lượng: Sau bước nghiên cứu định tính, luậnán dùng bảng khảo sát chính thức, sử dụng kiểm định Cronbach’s 3Alpha, phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy bội trong môhình nghiên cứu.1.6.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong nghiêncứu. Dữ liệu sơ cấp có được từ thu thập khảo sát của 950 đối tượngđang học, cán bộ quản lý tài chính và giảng viên đang công tác ở 33trường ĐHCL tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được sử dụng ởcác báo cáo của Bộ GD&ĐT và các trường ĐHCL được chọn nghiêncứu.1.7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án đã tập hợp tương đối đầyđủ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về cơ chế tài chính, cụ thể là cơsở xây dựng cơ chế tài chính, các mô hình cơ chế tài chính, tính chấtcủa cơ chế tài chính và mối quan hệ giữa cơ chế tài chính với chấtlượng đào tạo. Đặc biệt, luận án đã luận giải và làm sáng tỏ mối quanhệ giữa các tính chất của cơ chế tài chính và chất lượng đào tạo. Đâylà điểm mới mà các nghiên cứu trước ở Việt Nam rất ít đề cập tới. Thứ hai, về phương pháp tiếp cận, luận án tập trung phântích các tính chất của cơ chế tài chính biểu hiện mức độ hoàn thiệncủa nó, cụ thể là tính tự chủ, trách nhiệm giải trình, tính hiệu quả củacơ chế tài chính. Từ đó luận án chỉ ra những hạn chế của cơ chế tàichính ở các trường đại học công lập, đó là các khía cạnh thể hiệnmức độ tự chủ tài chính, trách nhiệm giải trình và tính hiệu quả tàichính còn ở mức tương đối thấp. Thứ ba, về phương pháp phân tích, ngoài phương pháp địnhtính truyền thống, luận án vận dụng thêm phương pháp định l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: