Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng oxy thấp lên cấu trúc cơ quan hô hấp của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 777.97 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin có giá trị khoa học góp phần đánh giá các tác động của nhiệt độ cao và tình trạng thiếu oxy lên cấu trúc cơ quan hô hấp của cá tra P. hypophthalmus bằng phương pháp mô học lập thể. Đồng thời khảo sát sự tăng trưởng của cá Tra dưới tác động của các điều kiện này. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của cá cũng được khảo sát khi cá trong tình trạng thiếu oxy (trong quá trình gây mê) và khi cá phục hồi (sau khi gây mê).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng oxy thấp lên cấu trúc cơ quan hô hấp của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62 62 03 01 LÊ MỸ PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ HÀM LƯỢNG OXY THẤP LÊN CẤU TRÚC CƠ QUAN HÔ HẤP CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AARHUS Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Hương Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Mark Bayley Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ……………………………………………………… Vào lúc: ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: ……………………………………………. Phản biện 2: ……………………………………………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phuong, L.M., Damsgaard, C., Huong, D.T.T., Ishimatsu, A., Wang, T. and Bayley, M., 2017. Recovery of blood gases and haematological parameters upon anaesthesia with benzocaine, MS-222 or Aqui-S in the air-breathing catfish Pangasianodon hypophthalmus. Ichthyological Research, 64(1), pp.84- 92. 2. Phuong, L.M., Huong, D.T.T., Nyengaard, J.R. and Bayley, M., 2017. Gill remodelling and growth rate of striped catfish Pangasianodon hypophthalmus under impacts of hypoxia and temperature. Comparative Biochemistry and Physiology Part A: Molecular & Integrative Physiology, 203, pp.288-296. 3. Phuong, L.M., Huong, D.T.T., Malte, H., Nyengaard, J.R, and Bayley, M., 2017. Ontogeny and morphometric of the gill and swim bladder of air-breathing striped catfish Pangasianodon hypophthalmus. Journal of Experimental Biology. In press. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Theo dự đoán của IPPC (2014), nhiệt độ môi trường đang dần tăng lên và là hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến nồng độ oxy trong nước giảm, tuy nhiên tại cùng thời điểm, nhu cầu oxy cho trao đổi chất của động vật thủy sản tăng. Và vì thế phạm vi hiếu khí (aerobic scope) của động vật thủy sản sẽ giảm. Do đó, mặc dù nhiệt độ tăng được biết như ảnh hưởng đến sinh lý, sinh sản, tăng trưởng, miễn dịch, tỷ lệ sống…của động vật thủy sản, giả thiết OCLTT (the oxygen- and capacity-limited thermal tolerance) của Pörtner (2010) đề xuất rằng sự vận chuyển và phân phối oxy trong cơ thể động vật thủy sản dưới tác động của nhiệt độ tăng mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật này. Ngoài ra, theo giả thiết của Tewksbury và ctv (2008), động vật thủy sản ở các khu vực nhiệt đới sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự nóng lên toàn cầu nhiều hơn so với các đối tượng ở khu vực ôn đới. Điều này là do động vật thủy sản là các loài biến nhiệt (nhiệt độ bên trong của chúng sẽ thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ môi trường), và do các loài ở vùng nhiệt đới hiện đang rất gần với ngưỡng chịu nhiệt trên của chúng, nên chúng sẽ dễ bị tác động khi nhiệt độ tiếp tục tăng trong tương lai. Vì thế sự tăng lên của nhiệt độ có thể đe dọa nguồn thực phẩm của con người về lâu dài. Khu vực Đông Nam Á nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng theo dự đoán sẽ chịu tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu do nền kinh tế và đời sống của người dân ở các khu vực này phần lớn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, vào nông sản và thủy sản. Do đó, việc tìm hiểu sự tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu lên nuôi trồng thủy sản cũng như tìm hiểu các cơ chế thích ứng của động vật thủy sản với các biến đổi của môi trường sẽ thiết yếu cho các chính sách và chiến lược quản lý trong tương lai góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Cá tra Pangasianodon hypophthalmus là đối tượng nuôi thủy sản quan trọng ở Đông Nam Á và đặc biệt ở các khu vực 2 ĐBSCL (Phuong và Oanh, 2010). Theo Lefevre và ctv (2011), cá tra là loài hô hấp khí trời không bắt buộc và có khả năng hô hấp trong nước để duy trì quá trình trao đổi chất và chỉ hô hấp trong không khí khi môi trường nước thiếu oxy. Tuy nhiên, hiện có rất ít thông tin nghiên cứu về các đặc điểm sinh học, các phản ứng sinh lý hô hấp của cá tra với các biến đổi của môi trường, đặc biệt là với điều kiện nhiệt độ tăng và tình trạng thiếu oxy trong nước (hypoxia). Ngoài ra, hiện chưa có minh chứng (định lượng) về hình thái học của các cơ quan hô hấp cho thấy cá tra có khả năng hô hấp tốt trong nước và trong không khí, và các thông số này có biến đổi hay không dưới tác động của nhiệt độ và oxy trong nước biến đổi. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin có giá trị khoa học góp phần đánh giá các tác động của nhiệt độ cao và tình trạng thiếu oxy lên cấu trúc cơ quan hô hấp của cá tra P. hypophthalmus bằng phương pháp mô học lập thể. Đồng thời khảo sát sự tăng trưởng cảu cá Tra dưới tác động của các điều kiện này. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của cá cũng được khảo sát khi cá trong tình trạng thiếu oxy (trong quá trình gây mê) và khi cá phục hồi (sau khi gây mê). Ngoài ra, nghiên cứu này cũng khảo sát mối liên hệ giữa sự biến đổi cấu trúc mang (nếu có) với khả năng điều hòa acid-bazo trong máu cá. 1.3 Các nội dung nghiên cứu a) Khảo sát ảnh hưởng của các loại thuốc mê thường dùng trong nuôi trồng thủy sản lên các thông số sinh lý máu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). b) Khảo sát sự biến đổi hình thái của mang và sự tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) dưới tác động của điều kiện nhiệt độ cao và/hoặc hàm lượng oxy thấp. c) Khảo sát sự tươn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: