Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 770.04 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu này nhằm cung cấp những cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chành dục, góp phần vào việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đối tượng này trong tương lai, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi loài cá bản địa thuộc giống Channa ở ĐBSCL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62 62 03 01 TÊN NCS: HỒ MỸ HẠNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÀNH DỤC Channa gachua (Hamilton, 1822) Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: TS. Bùi Minh Tâm Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Dương Thúy Yên Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: Phản biện 2: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí khoa học 1. Hồ Mỹ Hạnh và Bùi Minh Tâm, 2014. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chành dục (Channa gachua Hamilton, 1822) phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề thủy sản, số 1: 188-195. 2. Hồ Mỹ Hạnh và Bùi Minh Tâm, 2015. Đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học- Đại học Cần Thơ. Phần B:Nông nghiệp và Công nghệ sinh học, số 38: 27-34. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong các loài cá nước ngọt, họ cá lóc Channidae (thuộc Bộ Perciformes), được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng có kích thước lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã được nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và phát triển công nghiệp nuôi quan trọng ở các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Ấn Độ và Malaysia (Muntaziana et al., 2013). Ở ĐBSCL họ cá lóc có 04 loài trong cùng một giống Channa, gồm cá lóc đen Channa striata, cá lóc bông Channa micropeltes, cá dầy C. lucius và cá chành dục Channa gachua (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Trong đó, cá lóc đen và cá lóc bông đã được nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng có kích cỡ lớn và giá trị kinh tế cao (Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008). Gần đây, cá dầy cũng đã được nghiên cứu sinh học và sản xuất giống (Tiền Hải Lý, 2016). Riêng loài cá chành dục do kích thước nhỏ nên chưa được quan tâm, các nghiên cứu ban đầu mới chỉ dừng lại ở đặc điểm hình thái phân loại và phân bố (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2011; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Cá chành dục là loài cá địa phương của đồng bằng Nam bộ Cá có màu màu sắc đẹp ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi với nền màu xanh (con đực), viền ngoài màu đỏ hồng hoặc đỏ cam. Màu sắc hấp dẫn của cá chành dục đã được sự chú ý của thị trường cá cảnh, đặc biệt là thị trường cá cảnh ngoài nước. Như vậy, cá chành dục là đối tượng nuôi tiềm năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các loài vật nuôi và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên các loài cá bản địa. Để phát triển nghề nuôi cá chành dục, rất cần thiết phải có những thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học cũng như khả năng sản xuất giống nhân tạo của loài cá này. Chính vì vậy, đề tài “Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm cung cấp những cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chành dục, góp 1 phần vào việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đối tượng này trong tương lai, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi loài cá bản địa thuộc giống Channa ở ĐBSCL. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản của cá chành dục làm cơ sở khoa học cho việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi loài cá này. Xác định loại và liều lượng chất kích thích sinh sản thích hợp trong sinh sản nhân tạo cá chành dục và một số yếu tố kỹ thuật gồm mật độ và loại thức ăn thích hợp trong ương nuôi cá chành dục giai đoạn từ cá mới nở đến 30 ngày tuổi. 1.3 Nội dung nghiên cứu (1) Nghiên cứu đặc điểm sinh học - Hình thái và định danh cá chành dục - Đặc điểm sinh học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản (2) Kích thích sinh sản và ương nuôi cá bột - Nuôi vỗ thành thục - Kích thích sinh sản - Ương cá bột chành dục ở các mật độ và thức ăn 1.4 Ý nghĩa của luận án Luận án đã bổ sung những kiến thức cơ bản về đặc điểm hình thái, sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản của loài cá chành dục. Đồng thời, luận án cũng xác định được một số yếu tố kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống (loại và và liều lượng của hormone HCG và LHRHa dùng kích thích sinh sản) và ương nuôi cá chành dục giai đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi (thức ăn, mật độ). Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng trong việc thuần hóa loài cá này và góp phần phát triển kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi cá chành dục. 1.5 Điểm mới của luận án Luận án cung cấp dữ liệu mới về đặc điểm hình thái và đặc điểm gen cytochome b của cá chành dục, góp phần định danh chính xác loài cá này. Luận án xác định được đặc điểm cơ bản trong sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá chành dục gồm: phổ dinh dưỡng (tép nhỏ, cá con, giun, thân mềm,..), kích thước cá thành thục lần đầu (11,85 cm), sức sinh sản tuyệt đối trung bình (1.709 trứng/cá thể) và mùa vụ sinh sản (tháng 7-10). 2 Luận án xác định được một số yếu tố kỹ thuật quan trọng trong sản xuất giống cá chành dục. Đó là, trong nuôi vỗ cá, nguồn thức ăn là tép sông cho hiệu quả thành thục cao (GSI=2,88%); Phương pháp sinh sản tự nhiên hoặc sử dụng kích thích tố HCG (với liều 2.000 IU cá đực và 500 IU cá cái) kết hợp với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: