Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 476.55 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá được các hoạt động liên kết sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú, cũng như so sánh, đánh giá được hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất này làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp phần vào phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2016 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn chính: PGS.TS Trần Ngọc Hải Người hướng dẫn phụ: PGS.TS Trương hoàng Minh Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ………………………………………………………… Vào lúc ……... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm 2016 Phản biện 1:……………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………………………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. rung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm công kỉnh, Trương Hoàng Minh, Trần ngọc Hải, 2015. Phương thức tổ chức và hiệu quả sản xuất của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Số tạp chí 40 (2015), trang:67-74. NXB Đại học Cần Thơ. 2. Phạm công kỉnh, Trần Ngọc Hải, Trương Hoàng Minh, 2014. So sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính giữa các hình thức sản xuất tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Bến tre. Số tạp chí ISSN 1859-4581 (2014) Trang: 65-72. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- kỳ 2 tháng 8/2014. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong 5 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế giới, với tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm 2015 là 593.800 tấn; trong đó tôm sú 249.200 tấn (41,97%), tôm thẻ chân trắng 344.600 tấn (58,03%). Diện tích nuôi tôm sú của cả nước trong năm 2015 là 577.843 ha (VASEP, 2016). ĐBSCL là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS của cả nước, trong đó mô hình nuôi tôm thâm canh vùng nước lợ - mặn phát triển mạnh ở một số địa phương như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang và Trà Vinh (Tổng cục Thủy sản, 2014). Trong nuôi tôm hiện nay, có các hình thức tổ chức khác nhau, gồm (i) Hình thức tổ chức nuôi nông hộ đơn lẻ với qui mô nuôi nhỏ (HND), (ii) hình thức hợp tác xã hay tổ hợp tác (THT), (iii) hình thức trang trại (TT) tư nhân và (iv) hình thức trang trại của doanh nghiệp (Cty). Mỗi hình thức có qui mô, phương thức hoạt động và ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá sâu các hoạt động, đặc biệt là liên kết trong sản xuất và quản lý của các mô hình, cũng như so sánh hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất này. Từ thực tế đó nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá được các hoạt động liên kết sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú, cũng như so sánh, đánh giá được hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất này làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp phần vào phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL. 1.3 Mục tiêu cụ thể i. Phân tích được hiện trạng nghề nuôi tôm sú thương phẩm thâm canh ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang; 1 ii. Phân tích và đánh giá được các hoạt động liên kết trong sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang; iii. Xây dựng, theo dõi và đánh giá được hiệu quả các mô hình nuôi thực nghiệm tôm sú theo các hình thức khác nhau (TT, HND, THT, Cty); iv. Phân tích được điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất được một số giải pháp hợp lý để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cũng như nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Các kết quả, kết luận và giải pháp đề xuất sẽ góp phần làm cơ sở cho vận dụng vào thực tế sản xuất đối với người nuôi, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú. Các kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 1.5 Những điểm mới của luận án (i) Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh Bến Tre, Sóc trăng và Kiên Giang. (ii) Công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên phân tích và đánh giá sâu được hiện trạng liên kết dọc và liên kết ngang trong hoạt động sản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: