Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816)

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 849.26 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein và lipid) của cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ BÉ NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 62620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THỊ BÉ NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 62620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền 2016 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền Phản biện 1:…………………………………………………………... Phản biện 2:…………………………………………………………... Phản biện 3:…………………………………………………………... Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại………………………………………………………………... Vào ……..giờ………, ngày………tháng……..năm………………. Có thể tìm luận án tại: 1. Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ 2. Thư viện Quốc gia Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu Trong nuôi thâm canh, thức ăn thường chiếm tỷ trọng 60–70% tổng chi phí sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó, để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, người sản xuất cũng như người nuôi luôn chú trọng đến hệ số thức ăn cũng như giá cả của loại thức ăn sử dụng. Vì vậy, việc xây dựng công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động nuôi của loài đó. Điều này không những giúp cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt mà còn là nhân tố quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng của cá được nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống được thực hiện từ những năm của thập niên 40 (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở phương pháp truyền thống nhu cầu dinh dưỡng được xác định thông qua mối quan hệ giữa liều lượng sử dụng (mức dinh dưỡng trong thức ăn) và khả năng phản ứng (tăng trưởng) của cơ thể đối với thức ăn đó (Zeitoun et al., 1976). Tuy nhiên đối với phương pháp truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian và khả năng ứng dụng rộng rãi không cao (Lupatsch, 2003). Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã áp dụng những kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu mới nhằm tối ưu hóa thức ăn cho động vật thủy sản nói chung và cá nói riêng. Việc ứng dụng mô hình hóa (mô hình đa nhân tố, mô hình năng lượng sinh học) để xác định nhu cầu dinh dưỡng của loài cá đã được sử dụng phổ biến (NRC, 2011). Một số loài cá đã được các tác giả áp dụng mô hình này trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng như cá tráp (Sparus aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú chấm đen (Epinephelus aeneus) (Lupatsch et al., 2003); Cá cam (Seriola lalandi) (Mark et al., 2010); cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Glencross et al., 2010) và cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (Trung et al., 2011). Thông qua phương pháp mới này có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này đã được ứng dụng để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho một số loài cá có giá trị kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc áp dụng nó để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) để xây dựng công thức thức ăn cho cá là một trong những vấn đề cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này trong tương lai. Cá kèo là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế được nuôi trong những năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá kèo được nuôi chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi và hạn chế rủi ro trong nuôi thủy sản, như tình hình nuôi tôm hiện nay gặp nhiều khó khăn cả về dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc Liêu (2014), diện tích nuôi cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2009 khoảng 242 ha, đến năm 2013 diện tích nuôi là 463 ha. Hầu hết cá kèo được nuôi luân canh trong ao nuôi tôm hoặc chuyên canh theo hướng thâm canh với năng suất đạt rất cao, dao động 10-15 tấn/ha/vụ. Cá kèo là đối tượng có giá trị kinh tế nên nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện trên đối tượng này. Tuy nhiên, đến nay thì chưa có công trình nào công bố về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh cho cá kèo. Xuất phát từ tình hình thực tế trên “Nghiên cứu nhu cầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: