Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông hậu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 877.24 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hiện trạng chất lượng nước, đặc điểm môi trường sống và tính đa dạng thành phần ĐVKXSCL nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông hậu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62620301 NGUYỄN THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC SINH HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn: PGs.Ts. Vũ Ngọc Út Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ………………...……………………………………… Vào lúc …..... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm …….... Phản biện 1:……………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………………. Phản biện 3: …………………………………..…………….…. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí khoa học 1. Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang và Vũ Ngọc Út, 2014. Thành phần động vật đáy (Zoobenthos) trên sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 2: 239-247. 2. Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2016. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 43a: 68-79. 3. Nguyễn Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út, 2016. So sánh sự phát triển của động vật đáy (Zoobenthos) giữa khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của sông Hậu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN 1859-4581, số 18: trang 94-102. Hội nghị, hội thảo 1. Nguyen thi Kim Lien, Tran Ngoc Tiem and Vu Ngoc Ut, 2014. Zoobenthos community in Hau river of the Mekong delta, Vietnam. IFS 2014. 4th. International Fisheries Symposium. Programme and abstract book. Octobeber 30-31th, 2014. JW Marriot Hotel, Surabaya, Indonesia. Page 267. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Sông Hậu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước chủ yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy để quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý thì việc quan trắc chất lượng nước cần phải được quan tâm. Hiện nay, có hai phương pháp quan trắc chất lượng nước đó là phương pháp lý hóa học và phương pháp quan trắc sinh học. Trong đó, phương pháp quan trắc sinh học được thực hiện trên cơ sở sử dụng các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật bậc cao, thực vật nổi, tảo khuê sống đáy và động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) (De Pauw et al., 1992). Phương pháp quan trắc chất lượng nước bằng cách sử dụng ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hoàng Thị Thu Hương, 2009; Friberg et al., 2010). Ở châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc quan trắc chất lượng nước ở các sông, suối chủ yếu dựa vào các yếu tố lý hóa học, các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sinh học còn nhiều hạn chế (Morse et al., 2007). Đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp lý hóa học được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu trên sông nhưng chỉ xác định được chất lượng nước tại từng thời điểm nghiên cứu. Vì thế khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khu hệ sinh vật trong nước, chu kỳ thu mẫu phải được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tốn nhiều chi phí. Phương pháp quan trắc sinh học đòi hỏi kiến thức cơ bản về phân loại của nhóm sinh vật được sử dụng làm sinh vật chỉ thị, trong đó ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến do chỉ phân loại đến bậc họ, đây là phương pháp mang tính chất hiện đại hơn với chu kỳ thu mẫu dài hơn nên tiết kiệm được chi phí. Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Quýnh và ctv. (2001) đã xây dựng được hệ thống điểm BMWPVIỆT áp dụng cho các thủy vực nước ngọt của Việt Nam dựa trên những chuyển đổi của hệ thống tính điểm BMWP của Anh và Thái Lan. Đến nay đã có một số nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước nhưng chỉ chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc đánh giá chất lượng nước chủ yếu bằng phương pháp lý hóa học, còn phương pháp sinh học chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học cho lưu vực sông Hậu. 1 .1.2 Mục tiêu của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hiện trạng chất lượng nước, đặc điểm môi trường sống và tính đa dạng thành phần ĐVKXSCL nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu. 1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu Phát triển hệ thống BMWPVIET đặc trưng cho lưu vực sông Hậu dựa trên nhóm ĐVKXSCL có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn: (1) phát triển được hệ thống quan trắc sinh học đặc thù cho lưu vực sông Hậu (2) hỗ trợ đáng kể công tác quan trắc, đánh giá và quản lý chất lượng nước một cách hiệu quả do tính chính xác, tiện lợi và ít tốn kém của phương pháp này, nhất là ở những địa phương không có điều kiện đầu tư trang thiết bị phân tích chất lượng nước hiện đại. Kết quả của luận án còn cung cấp cơ sở dữ liệu về ĐVKXSCL trên tuyến sông Hậu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và làm cơ sở cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học thủy sinh vật ở vùng ĐBSCL. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên sông chính và sông nhánh của tuyến sông Hậu thuộc địa phận tỉnh An Giang, TPCT, Hậu Giang và Sóc Trăng. Nhóm ĐVKXSCL là đối tượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này 1.5 Nội dung nghiên cứu (1) Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu (2) Đa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông hậu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62620301 NGUYỄN THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC SINH HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn: PGs.Ts. Vũ Ngọc Út Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ………………...……………………………………… Vào lúc …..... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm …….... Phản biện 1:……………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………………. Phản biện 3: …………………………………..…………….…. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí khoa học 1. Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang và Vũ Ngọc Út, 2014. Thành phần động vật đáy (Zoobenthos) trên sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 2: 239-247. 2. Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2016. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 43a: 68-79. 3. Nguyễn Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út, 2016. So sánh sự phát triển của động vật đáy (Zoobenthos) giữa khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của sông Hậu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN 1859-4581, số 18: trang 94-102. Hội nghị, hội thảo 1. Nguyen thi Kim Lien, Tran Ngoc Tiem and Vu Ngoc Ut, 2014. Zoobenthos community in Hau river of the Mekong delta, Vietnam. IFS 2014. 4th. International Fisheries Symposium. Programme and abstract book. Octobeber 30-31th, 2014. JW Marriot Hotel, Surabaya, Indonesia. Page 267. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Sông Hậu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước chủ yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy để quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý thì việc quan trắc chất lượng nước cần phải được quan tâm. Hiện nay, có hai phương pháp quan trắc chất lượng nước đó là phương pháp lý hóa học và phương pháp quan trắc sinh học. Trong đó, phương pháp quan trắc sinh học được thực hiện trên cơ sở sử dụng các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật bậc cao, thực vật nổi, tảo khuê sống đáy và động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) (De Pauw et al., 1992). Phương pháp quan trắc chất lượng nước bằng cách sử dụng ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hoàng Thị Thu Hương, 2009; Friberg et al., 2010). Ở châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc quan trắc chất lượng nước ở các sông, suối chủ yếu dựa vào các yếu tố lý hóa học, các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sinh học còn nhiều hạn chế (Morse et al., 2007). Đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp lý hóa học được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu trên sông nhưng chỉ xác định được chất lượng nước tại từng thời điểm nghiên cứu. Vì thế khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khu hệ sinh vật trong nước, chu kỳ thu mẫu phải được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tốn nhiều chi phí. Phương pháp quan trắc sinh học đòi hỏi kiến thức cơ bản về phân loại của nhóm sinh vật được sử dụng làm sinh vật chỉ thị, trong đó ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến do chỉ phân loại đến bậc họ, đây là phương pháp mang tính chất hiện đại hơn với chu kỳ thu mẫu dài hơn nên tiết kiệm được chi phí. Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Quýnh và ctv. (2001) đã xây dựng được hệ thống điểm BMWPVIỆT áp dụng cho các thủy vực nước ngọt của Việt Nam dựa trên những chuyển đổi của hệ thống tính điểm BMWP của Anh và Thái Lan. Đến nay đã có một số nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước nhưng chỉ chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc đánh giá chất lượng nước chủ yếu bằng phương pháp lý hóa học, còn phương pháp sinh học chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học cho lưu vực sông Hậu. 1 .1.2 Mục tiêu của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hiện trạng chất lượng nước, đặc điểm môi trường sống và tính đa dạng thành phần ĐVKXSCL nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu. 1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu Phát triển hệ thống BMWPVIET đặc trưng cho lưu vực sông Hậu dựa trên nhóm ĐVKXSCL có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn: (1) phát triển được hệ thống quan trắc sinh học đặc thù cho lưu vực sông Hậu (2) hỗ trợ đáng kể công tác quan trắc, đánh giá và quản lý chất lượng nước một cách hiệu quả do tính chính xác, tiện lợi và ít tốn kém của phương pháp này, nhất là ở những địa phương không có điều kiện đầu tư trang thiết bị phân tích chất lượng nước hiện đại. Kết quả của luận án còn cung cấp cơ sở dữ liệu về ĐVKXSCL trên tuyến sông Hậu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và làm cơ sở cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học thủy sinh vật ở vùng ĐBSCL. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên sông chính và sông nhánh của tuyến sông Hậu thuộc địa phận tỉnh An Giang, TPCT, Hậu Giang và Sóc Trăng. Nhóm ĐVKXSCL là đối tượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này 1.5 Nội dung nghiên cứu (1) Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu (2) Đa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Thủy sản Nuôi trồng thủy sản Động vật không xương sống cỡ lớn Phương pháp quan trắc sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 414 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 376 1 0 -
78 trang 343 2 0
-
206 trang 299 2 0
-
174 trang 297 0 0
-
228 trang 260 0 0
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 222 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 221 0 0 -
225 trang 214 0 0
-
32 trang 211 0 0