Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thành phần loài thuộc họ eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là nhằm xác định thành phần loài, mức độ phong phú của họ cá bống Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài có giá trị kinh tế phân bố trên tuyến Sông Hậu, góp phần làm cơ sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cũng như làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số loài cá bống kinh tế trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thành phần loài thuộc họ eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62620301 VÕ THÀNH TOÀN THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC HỌ ELEOTRIDAE VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG PHÂN BỐ TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU Cần Thơ, 2016 A CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Đắc Định Người hướng dẫn phụ: TS. Hà Phước Hùng Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ………………...……………………………………… Vào lúc …..... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm …….... Phản biện 1:……………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………………. Phản biện 3: …………………………………..…………….…. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. B CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu Cá bống có thành phần loài lớn nhất với 220 giống và 1.875 loài thuộc 5 họ (Eleotridae, Gobiidae, Periophthalmidae, Apocrypteidae và Gobioididae) (Healey, 1971), trong đó họ Eleotridae có 31 giống, 178 loài (Froese and Pauly, 2014). Ở lưu vực sông MêKông có 34 giống, 101 loài thuộc 5 họ này (Rainboth, 1996). Ở Việt Nam có 5 họ cá bống, riêng họ Eleotridae có 3 giống, 7 loài (Mai Đình Yên, 1992, Nguyễn Hữu Phụng, 1997 và Nguyễn Nhật Thi, 2000), nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv. (2013) cũng cho thấy có 7 loài phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Butis butis Hamilton, 1822 (Larson, 2012), Butis humeralis Valenciennes, 1837 (Bailly, 2015), Butis koilomatodon Bleeker, 1849 (Bailly, 2015), Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852 (Allen, 2011), Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 (Bailly, 2015), Oxyeleotris urophthalmus Bleeker, 1853 (Bailly, 2015) và Bostrychus scalaris Larson, 2008 (Larson, 2008). Một số loài có giá trị kinh tế gồm cá bống tượng, bống dừa và bống trứng thường phân bố ở vùng nội địa và cửa sông (Murdy, 1989), vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Chotkowski et al., 1999), nhiều loài cá bống đến đây đẻ trứng và hoàn thành vòng đời (Blaber et al., 2000). Trong số 7 loài, chỉ có một loài cá bống tượng đang là đối tượng được nuôi quan trọng vùng ven Sông Hậu, hai loài cá bống khác có giá trị kinh tế do thịt thơm, ngon và có sản lượng cao là cá bống trứng và bống dừa (Bộ Thuỷ sản, 1996); tuy nhiên chúng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, nên có rất ít công trình nghiên cứu về sự phong phú, đặc điểm sinh học của chúng. Điều đó cho thấy hiểu biết về thành phần loài, mức độ phong phú của các loài cá họ Eleotridae phân bố vùng hạ lưu sông MêKông, cũng như đặc điểm dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá bống trứng và cá bống dừa còn hạn chế, trong khi chúng là một trong những nhóm cá có giá trị kinh tế cao ở vùng ĐBSCL. Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị kinh tế là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nhằm xác định thành phần loài, mức độ phong phú của họ cá bống Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài có giá trị kinh tế phân bố trên tuyến Sông Hậu, góp phần làm cơ sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cũng như làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số loài cá bống kinh tế trong tương lai. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về thành phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá 1 bống kinh tế phân bố trên tuyến Sông Hậu. Kết quả này là nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm quản lý, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nhóm cá bống nói riêng. 1.4 Những điểm mới của luận án i) Kết quả khảo sát các yếu tố sinh thái cho thấy độ mặn có liên quan đến sự phân bố của các loài cá bống họ Eleotridae, đặc biệt là cá bống trứng (E. melanosoma) và bống trân (B. butis). Mức độ phong phú tương đối (CPUE) của hai loài cá này biến động theo mùa và phụ thuộc vào sự đa dạng các loài thuỷ sinh vật, tốc độ dòng chảy và độ sâu của nước. ii) Có 5 loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu, trong đó cá bống trứng (E. melanosoma), bống dừa (O. urophthalmus) và bống tượng (O. marmorata) xuất hiện nhiều ở đầu nguồn và giữa nguồn, trong khi đó cá bống trân (B. butis) ở giữa nguồn và cuối nguồn, đặc biệt là loài Butis humeralis chỉ phát hiện ở cuối nguồn. Khi khai thác bằng lưới kéo cho thấy cá bống trứng (E. melanosoma) xuất hiện ở đầu nguồn và giữa nguồn, cá bống trân (B. butis) chỉ có ở cuối nguồn và mức độ phong phú tương đối (CPUE) của cá bống trứng nhiều hơn cá bống trân, mùa mưa phong phú hơn mùa khô. iii) Cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống dừa (O. urophthalmus) có cấu tạo ống tiêu hóa phù hợp với loài cá ăn động vật, mặc dù có 4 loại thức ăn xuất hiện trong phổ thức ăn nhưng chỉ có 3 loại được xem là thức ăn ưa thích đối với hai loài cá này là giáp xác, thân mềm và cá con. Tỉ lệ thành phần thức ăn của chúng cũng thay đổi theo chiều dài thân cá. iv) Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống trứng và bống dừa cao từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi đó hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) thấp ở tháng 7, hệ số điều kiện (CF) cao nhất ở tháng 4 và tháng 11, qua đó cho thấy mùa vụ sinh sản của hai loài này khá dài (từ tháng 5 đến tháng 10) và tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Kết quả cũng cho thấy sức sinh sản của cá bống trứng dao động từ 49 đến 930 trứng/g cá cái cao hơn cá bống dừa (từ 44 đến 477 trứng/g cá cái), sức sinh sản tuyệt đối của cá bống trứng từ 2.981-19.520 trứng/cá cái và cá bống dừa từ 1.290-9.999 trứng/cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: