Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Tuyển chọn vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 641.26 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của luận án là sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ ao nuôi tôm cá nước mặn nhằm tạo nguồn vi khuẩn hữu ích để sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Tuyển chọn vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã ngành: 9620301 NGUYỄN THỊ TRÚC LINH TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC KHÁNG VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (Vibrio parahaemolyticus) TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Cần Thơ, 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trương Quốc Phú Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: .................................................................................... Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: ............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Isolation and selection of lactic acid bacteria that can antagonize Vibrio parahaemolyticus causing acute hepatopancreatic necrosis disease in whiteleg shrimp (Penaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Vol 7 (74-81). 2. Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn lactic vào thức ăn lên khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52b:122-130. Chương I GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Tôm biển được xem là một trong những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và đã trở thành nguồn xuất khẩu chính của nhiều nước trên thê giới như Thailand, Indo, Vietnam, Malaysia,... (FAO, 2013). Tuy nhiên, người nuôi hiện nay đã nuôi tôm với mật số cao nên họ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Bệnh đã gây tác hại rất lớn đối với nhiều ao nuôi ở phía Nam Châu Á (FAO, 2013). Tổng số thiệt hại hàng năm hơn 1 tỷ USD (Zorriehzahra and Banaederakhshan, 2015). Bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, sau đó lan truyền đến Việt Nam năm 2010, Malaysia và Thailand năm 2011, và lan truyền đến Mexico năm 2013 (Tran Loc et al., 2014). Bệnh AHPND xãy ra khoảng 30 ngày sau khi thả giống, tỷ lệ chết lên đến 70% (Zorriehzahra and Banaederakhshan, 2015). Hiện nay, có một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh AHPND như dùng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, dùng hóa chất, kháng sinh thì hiệu quả không cao dễ gây ô nhiễm môi trường và tồn lưu hóa chất và kháng sinh trong cơ thể thịt tôm. Vì thế, cách tốt nhất là sử dụng chế phẩm sinh học Vi khuẩn lactic (LAB) đã được ứng dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến trong việc sản xuất chế phẩm sinh học, bổ sung trong thức ăn động vật thủy sản, thức ăn chăn nuôi cũng như việc bón vào ao nuôi để ức chế các loài vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Trong nghiên cứu về các loài vi khuẩn hữu ích thì có một số dòng vi khuẩn tiết ra chất ức chế đề kháng lại với vi khuẩn khác như 1 Lactobacillus sp. kháng lại vi khuẩn Vibrio sp. (Trịnh Hùng Cường, 2011); Lactobacillus suntoryeus LII1 có khả năng kháng mạnh đối với Escherichia coli và Bacillus cereus (Hồ Lê Huỳnh Châu và ctv., 2010). Trong quá trình lên men, vi khuẩn lactic sinh ra acid hữu cơ, chúng ức chế vi khuẩn gây bệnh do sự tác động lên tế bào chất của vi khuẩn, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của màng tế bào (Fooks et al., 1999; Jay, 2000; Gerald, 1999; Kuipers et al., 2000). Các nghiên cứu vừa nêu đã chỉ ra rằng LAB có khả năng tiết ra chất ức chế vi khuẩn gây bệnh. Việc nghiên cứu khả năng phòng trị bệnh của các chủng vi khuẩn là rất khả thi và đặc biệt là việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vi thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích sử dụng LAB đối kháng với V. parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. 1.2. Mục tiêu tổng quát Sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ ao nuôi tôm cá nước mặn nhằm tạo nguồn vi khuẩn hữu ích để sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. 1.3. Mục tiêu cụ thể Sưu tập và chọn lọc các chủng vi khuẩn lactic từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô phi và bùn đáy ao nuôi tôm đối kháng mạnh với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm he, từ đó sử dụng chúng để phòng bệnh AHPND trên đàn tôm nuôi. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu Luận án đã sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ ruột cá rô phi và ruột tôm thẻ nhằm góp phần tạo nguồn vi khuẩn hữu ích có khả năng ngăn 2 ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nước lợ nói chung và tôm thẻ nói riêng. Đồng thời, các chủng LAB này có thể sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Luận án đã góp phần mở rộng cơ hội cho người nuôi tôm giảm thiểu việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm vùng ven biển, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nghề nuôi đến môi trường xung quanh. 1.5. Điểm mới của luận án Luận án đã sàng lọc được 12 chủng LAB có khả năng kháng tốt với V. parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn từ 16,5-18,5mm. Trong đó có 05 chủng có khả năng kháng V. parahaemolyticus rất tốt, đường kính vòng vô khuẩn là 17,5-18,5mm. Luận án đã định danh được chủng LAB có khả năng làm giảm thiểu đáng kể bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm thẻ là chủng Lactobacillus plantarum khi trộn vào thức ăn. Chủng vi khuẩn này có thể được sử dụng để sản xuất chế phẩm sin ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Tuyển chọn vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã ngành: 9620301 NGUYỄN THỊ TRÚC LINH TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC KHÁNG VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (Vibrio parahaemolyticus) TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Cần Thơ, 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trương Quốc Phú Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: .................................................................................... Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: ............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Isolation and selection of lactic acid bacteria that can antagonize Vibrio parahaemolyticus causing acute hepatopancreatic necrosis disease in whiteleg shrimp (Penaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Vol 7 (74-81). 2. Ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn lactic vào thức ăn lên khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52b:122-130. Chương I GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Tôm biển được xem là một trong những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và đã trở thành nguồn xuất khẩu chính của nhiều nước trên thê giới như Thailand, Indo, Vietnam, Malaysia,... (FAO, 2013). Tuy nhiên, người nuôi hiện nay đã nuôi tôm với mật số cao nên họ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Bệnh đã gây tác hại rất lớn đối với nhiều ao nuôi ở phía Nam Châu Á (FAO, 2013). Tổng số thiệt hại hàng năm hơn 1 tỷ USD (Zorriehzahra and Banaederakhshan, 2015). Bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, sau đó lan truyền đến Việt Nam năm 2010, Malaysia và Thailand năm 2011, và lan truyền đến Mexico năm 2013 (Tran Loc et al., 2014). Bệnh AHPND xãy ra khoảng 30 ngày sau khi thả giống, tỷ lệ chết lên đến 70% (Zorriehzahra and Banaederakhshan, 2015). Hiện nay, có một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh AHPND như dùng hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, dùng hóa chất, kháng sinh thì hiệu quả không cao dễ gây ô nhiễm môi trường và tồn lưu hóa chất và kháng sinh trong cơ thể thịt tôm. Vì thế, cách tốt nhất là sử dụng chế phẩm sinh học Vi khuẩn lactic (LAB) đã được ứng dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến trong việc sản xuất chế phẩm sinh học, bổ sung trong thức ăn động vật thủy sản, thức ăn chăn nuôi cũng như việc bón vào ao nuôi để ức chế các loài vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Trong nghiên cứu về các loài vi khuẩn hữu ích thì có một số dòng vi khuẩn tiết ra chất ức chế đề kháng lại với vi khuẩn khác như 1 Lactobacillus sp. kháng lại vi khuẩn Vibrio sp. (Trịnh Hùng Cường, 2011); Lactobacillus suntoryeus LII1 có khả năng kháng mạnh đối với Escherichia coli và Bacillus cereus (Hồ Lê Huỳnh Châu và ctv., 2010). Trong quá trình lên men, vi khuẩn lactic sinh ra acid hữu cơ, chúng ức chế vi khuẩn gây bệnh do sự tác động lên tế bào chất của vi khuẩn, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của màng tế bào (Fooks et al., 1999; Jay, 2000; Gerald, 1999; Kuipers et al., 2000). Các nghiên cứu vừa nêu đã chỉ ra rằng LAB có khả năng tiết ra chất ức chế vi khuẩn gây bệnh. Việc nghiên cứu khả năng phòng trị bệnh của các chủng vi khuẩn là rất khả thi và đặc biệt là việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vi thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích sử dụng LAB đối kháng với V. parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. 1.2. Mục tiêu tổng quát Sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ ao nuôi tôm cá nước mặn nhằm tạo nguồn vi khuẩn hữu ích để sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. 1.3. Mục tiêu cụ thể Sưu tập và chọn lọc các chủng vi khuẩn lactic từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô phi và bùn đáy ao nuôi tôm đối kháng mạnh với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm he, từ đó sử dụng chúng để phòng bệnh AHPND trên đàn tôm nuôi. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu Luận án đã sưu tập và chọn lọc bộ chủng vi khuẩn lactic có nguồn gốc từ ruột cá rô phi và ruột tôm thẻ nhằm góp phần tạo nguồn vi khuẩn hữu ích có khả năng ngăn 2 ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nước lợ nói chung và tôm thẻ nói riêng. Đồng thời, các chủng LAB này có thể sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Luận án đã góp phần mở rộng cơ hội cho người nuôi tôm giảm thiểu việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm vùng ven biển, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nghề nuôi đến môi trường xung quanh. 1.5. Điểm mới của luận án Luận án đã sàng lọc được 12 chủng LAB có khả năng kháng tốt với V. parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn từ 16,5-18,5mm. Trong đó có 05 chủng có khả năng kháng V. parahaemolyticus rất tốt, đường kính vòng vô khuẩn là 17,5-18,5mm. Luận án đã định danh được chủng LAB có khả năng làm giảm thiểu đáng kể bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm thẻ là chủng Lactobacillus plantarum khi trộn vào thức ăn. Chủng vi khuẩn này có thể được sử dụng để sản xuất chế phẩm sin ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Thủy sản Nuôi trồng Thủy sản Vi khuẩn lactic Phân lập vi khuẩn lacticGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 414 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 376 1 0 -
78 trang 343 2 0
-
206 trang 299 2 0
-
174 trang 297 0 0
-
228 trang 260 0 0
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 222 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 221 0 0 -
225 trang 214 0 0
-
32 trang 211 0 0