Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 822.14 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án này nhằm tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TÔN THẤT DỤNG TS. HÀ NGỌC HÕA HUẾ - 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại: ............................................................... ........................................................................................................................... Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: .......................................................... ........................................................................................................... Phản biện 1: ................................................................................................... ........................................................................................................................... Phản biện 2: ..................................................................................... ........................................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... ........................................................................................................... Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ........................................................................................ ........................................................................................................... Vào hồi: .... giờ ngày ... tháng .... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: ............................................................ ........................................................................................................... MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/ Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky “đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại, giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết …[20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu trong tiểu thuyết, từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên Anh, Võ Hồng, Túy Hồng… Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết. 1.2. Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn “Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng đang trong quá trình vận động. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu cụ thể; Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện; Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu; Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: