Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 936.16 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung nghiên cứu những yếu tố thể hiện dấu ấn sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986 đến nay trên các phương diện cơ bản sau: hệ sinh thái, hình tượng con người và các hình thức nghệ thuật thể hiện góc nhìn sinh thái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THÙY TRANG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số chuyên ngành: 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Huế - 2018 Công trình được hoàn thành tại: ............................................................... ........................................................................................................................... Người hướng dẫn khoa học: .......................................................... ........................................................................................................... Phản biện 1: ................................................................................................... ........................................................................................................................... Phản biện 2: ..................................................................................... ........................................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... ........................................................................................................... Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ........................................................................................ ........................................................................................................... Vào hồi: .... giờ ngày ... tháng .... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: ............................................................ ........................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU Giáo sư Laurence Buell nhận định: “Văn học sinh thái là văn học viết về nguy cơ của thế giới”. Ở Việt Nam, có thể thấy rõ dấu ấn của văn chương sinh thái qua những tiểu thuyết tiêu biểu như Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên), Thập giá giữa rừng sâu (Nguyễn Khắc Phê), Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng), Sông (Nguyễn Ngọc Tư), Gần như là sống, Ruồi là ruồi (Đỗ Phấn), Săn cá thần (Đặng Thiều Quang), Dòng sông chết (Thiên Sơn), Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy), Thân xác (A Sáng), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy), Vết thương hoa hồng (Nguyễn Văn Học)… Với số lượng tác phẩm đáng kể, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện được sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính nhân loại. Hướng đến môi trường, phải chăng văn học đang hướng đến sự sống còn của toàn nhân loại? Đó cũng chính là sứ mệnh của văn học sinh thái. Vì lẽ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái, để chỉ ra được tính cấp thiết của việc phát triển sâu rộng mảng phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam. Nó cho thấy, các nhà văn đã chú ý nhiều hơn đến đề tài môi trường và mối quan hệ giữa văn học với môi trường, trách nhiệm của nhà văn với giới tự nhiên và sự an nguy, sự tồn vong của dân tộc, của nhân loại. Đó chính là tâm thức thời đại, yêu cầu thời đại. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái 1.1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới 1.1.1.1. Chặng một từ 1972 đến 1991: Thời kì manh nha Ở giai đoạn này, phê bình sinh thái vẫn đang bước những bước đầu tiên chậm rãi và chưa có hệ thống. Các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã phát triển lí thuyết và phê bình về phương diện 2 sinh thái bằng cách tiếp cận liên ngành. Nhưng các nghiên cứu của họ được coi là “những nghiên cứu trước tác về tự nhiên” (the study of nature writing) xuất hiện đơn lẻ với những tên gọi khác nhau như: chủ nghĩa đồng quê, sinh thái học con người, chủ nghĩa địa phương (regionalism), phong cảnh trong văn học, nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary studies)… Cho nên, hai mươi năm đầu tiên vẫn là giai đoạn manh nha hình thành của phê bình sinh thái. 1.1.1.2. Chặng hai từ 1992 đến 2004: bùng nổ lí thuyết phê bình sinh thái Giai đoạn này phê bình sinh thái thực sự phát triển sâu rộng, trở thành một hiện tượng lí luận phê bình văn học – văn hóa toàn cầu. Nhiều hội thảo liên tiếp được diễn ra, nhiều tổ chức nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên, sinh thái được thành lập khắp thế giới. Các chuyên luận phê bình sinh thái giai đoạn này mang tính cô đúc, đi sâu hơn về học thuật. Tiêu biểu: cuốn Tuyển tập Nghiên cứu Xanh: từ Chủ nghĩa lãng mạn đến Phê bình sinh thái (The Green Studies Reader: From Romanticism to Ecocriticism, Routledge, 2000) của Laurence Coupe. Công trình của Lawrence Buell: Viết vì một Thế giới lâm nguy: Văn học, Văn hóa, Môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác (Writing for an Endangered World: Literature, Culture, and Environment in the United States and Beyond, 2001). Cuốn Phê bình sinh thái (Ecocriticism) xuất bản năm 2004 của Greg Garrard… 1.1.1.3. Chặng ba từ 2005 đến nay: hoàn thiện và mở rộng phê bình sinh thái Nhìn vào những công trình ban đầu, các nhà phê bình sinh thái tập trung tìm hiểu những văn bản tại quốc gia họ sinh sống (gồm văn bản tiếng Anh, Đức, và những ngôn ngữ thuộc Tây phương), sau đó, phê bình sinh thái dần dần rời khỏi địa hạt trung tâm, lưu ý đến các văn bản ngoài Âu – Mĩ để khai mở những tiềm năng lí thuyết mới trong nội tại chính nó. Cũng trong quá trình nghiên cứu những văn bản ngoài Âu – Mĩ, cụ thể ở đây là những văn bản Đông Á, các nhà phê bình sinh thái còn phát hiện ra “sự mơ hồ” trong thái độ, tình cảm của người phương Đông đối với thiên nhiên (trường hợp của Karen Thornber). Đồng thời, bắt nhịp về với phương Đông, phê bình sinh thái đã kết nối với các tư tưởng triết học sinh thái môi trường hiện đại và nguồn mạch tư tưởng văn hóa phương Đông ngàn xưa (Nho giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: