Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 880.84 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị ở Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- PHAN THỊ SONG THƯƠNGNHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2023Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức VinhPhản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hữu MinhPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim HoaPhản biện 3: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họptại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Khoa học xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỉ 20, đặc biệt là trong nửa cuối của thể kỷ 20, loài người đãghi nhận những thay đổi và tiến bộ đáng kể trong tăng trưởng kinh tế cũngnhư phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, các quốc gia tập trungvào phát triển công nghiệp, hoạt động sản xuất đã gây ra những áp lực nghiêmtrọng đối với môi trường thế giới. Việc khai thác và sử dụng quá mức cácnguồn tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu mỏ để phục vụ sản xuấtđã phát sinh lượng khí thải lớn, gây ra hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhânchính dẫn tới hiện tượng trái đất nóng lên. UNEP đã ước tính, nếu như trongnăm 1950, có khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu tự nhiên như sinh khối, nguyênliệu hóa thạch, khoáng sản, nước được sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt; thìđến năm 2010, đã có khoảng 70 tỷ tấn được sử dụng cho 2 lĩnh vực này. Vàkhối lượng nguyên liệu tự nhiên sẽ có còn tăng lên khoảng gấp 4 lần vào năm2050, so với năm 2010 (UNEP, 2015). Những chất thải khác như khói, bụi, đãlàm ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếptới nhiều cộng đồng dân cư trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ hoạtđộng sản xuất của con người ít có khả năng quay vòng sử dụng hay tái chế, vềlâu dài cũng gây ra những vấn đề về môi trường như rác thải nhựa, nylon, hóachất. Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên không những ảnh hưởng tới khảnăng phát triển bền vững của các thế hệ tương lai mà còn là thách thức đối vớicác nền kinh tế trong hiện tại bởi những tác động tiêu cực đối với kinh tế,chính trị và xã hội của các quốc gia hay những tác động tiêu cực tới sức khỏecủa các cộng đồng dân cư. Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janerio,Brazil vào năm 1992 đã khẳng định, “trong khi nghèo đói gây ra những căngthẳng về môi trường, nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái liên tục của môitrường toàn cầu là mô hình tiêu dùng và sản xuất không bền vững của conngười, đặc biệt ở những nước phát triển công nghiệp”. Điều này đặt ra sự cầnthiết cho việc tiến hành tiêu dùng và sản xuất bền vững. Kể từ đó, trong cáchội nghị về Môi trường và Phát triển sau này (Rio + 10, Rio + 20), mô hìnhtiêu dùng và sản xuất bền vững đã trở thành phương hướng và mục tiêu pháttriển cho các quốc gia hướng tới phát triển bền vững (OECD, 2008). UNEP(2011) đã định nghĩa về tiêu dùng và sản xuất bền vững là một cách tiếp cậnlàm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động tiêudùng và sản xuất, trong khi vẫn cải thiện chất lượng sống cho tất cả mọingười. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường được thể hiện thôngqua các khía cạnh như: giảm sử dụng nguyên liệu, năng lượng từ các hoạtđộng kinh tế, giảm phát thải và rác thải, và khuyến khích chuyển đổi mô hìnhtiêu dùng hướng tới các sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ ít năng lượng và nguyên 1vật liệu hơn. Cải thiện đời sống được thể hiện ở việc tiêu dùng cho hiện tạikhông ảnh hưởng đến nguồn lực và nhu cầu của thế hệ sau (UNEP, 2011). Ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, tiêu dùng xanh đang dần trở thànhmột xu hướng tiêu dùng mới và phổ biến với dân cư hơn. Đây được coi là mộtbước triển khai thực tiễn và quan trọng cho việc thực hành tiêu dùng bềnvững, làm giảm tác động của các hoạt động tiêu dùng với môi trường (TrầnMinh, 2017). Để làm được điều này, một trong những yếu tố quan trọng là sựthay đổi về nhận thức và hành vi tiêu dùng của con người đối với các sảnphẩm được tạo ra từ các hoạt động sản xuất. Việc sử dụng các sản phẩm cókhả năng tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường hoặc những sản phẩmmà khi sản xuất ít gây hại tới môi trường, hạn chế sử dụng nhiên nguyên liệukhông có khả năng phục hồi (hay còn gọi là hành vi tiêu dùng xanh) ngàycàng được các quốc gia quan tâm, khuyến khích. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: