Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận và sở hữu căn hộ chung cư vay trả góp của cư dân trẻ đô thị Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Tiếp cận và sở hữu căn hộ chung cư vay trả góp của cư dân trẻ đô thị Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng tiếp cận, sở hữu CHCC vay trả góp của cư dân trẻ đô thị; mức độ hài lòng, gắn kết của cư dân trẻ với nơi ở của họ. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, sở hữu CHCC của cư dân trẻ có nhu cầu vay trả góp tại Hà Nội hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận và sở hữu căn hộ chung cư vay trả góp của cư dân trẻ đô thị Hà Nội VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG GIANGTIẾP CẬN VÀ SỞ HỮU CĂN HỘ CHUNG CƯ VAY TRẢ GÓP CỦA CƯ DÂN TRẺ ĐÔ THỊ HÀ NỘI Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị ThụcLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họptại………………………………………………. Học viện Khoa học Xã hộiVào hồi…….giờ……. phút, ngày……..tháng……..năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nhà ở là một nội dung quan trọng của chính sách phát triểnkinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sáchthúc đẩy phát triển thị trường nhà ở, đồng thời có chính sách hỗ trợ về nhà ởcho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặpkhó khăn về nhà ở. Việt Nam là một quốc gia với dân số hơn 99 triệu người, trong đó dânsố đô thị là hơn 33 triệu người và tăng thêm khoảng 850-950 nghìn người mỗinăm trong thập niên tới (Tổng cục thống kê, 2019). Theo một dự báo Ngânhàng Thế giới, đến năm 2050 cả nước sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đôthị, với tỷ lệ đô thị hoá là 59%[44]. Do vậy, vấn đề nhà ở cho cư dân đô thịnước ta đang ngày càng trở nên bức thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn nhưHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích quy hoạch không gian cho thấy hơn 50% diện tích đất đô thị củacả nước tập trung ở 2 thành phố này, và 75% tăng trưởng không gian đô thị mớicũng tập trung ở đây. Vùng Đồng bằng sông Hồng (trong đó có Hà Nội) và VùngĐông Nam bộ (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh) chiếm khoảng 2/3 nhu cầu nhà ởhàng năm, tương đương 244.000 trên tổng số 374.000 căn hộ [45]. Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030dự báo dân số của thành phố vào năm 2025 là 9,1 triệu và năm 2030 là 9,8triệu người. Giai đoạn 2021-2030, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, diệntích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trongđó, khu vực đô thị là 31m2/người và khu vực nông thôn là 28m2/người. Vấn đề đặt ra với những gia đình cư dân trẻ đang có nhu cầu về nhà ởlà: làm sao họ có thể tiếp cận và sở hữu các CHCC với giá cả hợp lý và cáckhoản tín dụng theo Chương trình hỗ trợ của nhà nước? Trong quá trình tiếpcận và sở hữu CHCC vay trả góp, đa số các gia đình cư dân trẻ chưa có nhiềutích lũy về tài chính, và họ còn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản. Chất lượngCHCC mà họ sở hữu được cũng còn những hạn chế. Đây chính là những vấnđề mang tính thời sự, cập nhật mà luận án này sẽ tập trung nghiên cứu. Chính sách phát triển thị trường nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư chocác đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp ở nước ta đã đạt đượcmột số thành tựu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có những nghiên cứu xã hộihọc đánh giá quá trình triển khai cũng như kết quả thực hiện chính sách này.Nghiên cứu về tiếp cận và sở hữu căn hộ chung cư vay trả góp của cư dân trẻthủ đô Hà Nội vì vậy là chủ đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, thời sự cấpbách để góp phần hoàn thiện hơn chính sách nhà ở đô thị nước ta. 1 Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Tiếp cận và sở hữucăn hộ chung cư vay trả góp của cư dân trẻ đô thị Hà Nội” làm đề tài nghiêncứu cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng tiếp cận, sở hữu CHCC vay trả góp của cư dân trẻđô thị; mức độ hài lòng, gắn kết của cư dân trẻ với nơi ở của họ. Trên cơ sở đóđề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, sở hữuCHCC của cư dân trẻ có nhu cầu vay trả góp tại Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Tổng quan nghiên cứu những công trình có liên quan đến chủ đềnghiên cứu của luận án. + Phân tích quá trình tiếp cận thông tin, tư vấn chính sách và cácnguồn tín dụng cho vay trả góp để mua CHCC. + Phân tích đặc điểm sở hữu CHCC và đánh giá của cư dân trẻ về sởhữu và sử dụng các CHCC này. + Đề xuất một số khuyến nghị chính sách hỗ trợ cư dân trẻ đô thị HàNội về tiếp cận và sở hữu CHCC hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tiếp cận và sở hữu CHCC dưới hình thức vay trả góp của cư dân trẻđô thị Hà Nội hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Nhóm cư dân trẻ hiện đang sống tại 3 khu chung cư được chọn. Họ lànhững người đã trải qua quá trình tiếp cận thông tin, tư vấn, sở hữu và sử dụngCHCC. - Đại diện Ban quản trị, Ban quản lý các khu nhà; - Cán bộ UBND phường; - Cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại trong chương trình tín dụng nhà ởcủa thành phố. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung phân tích quá trình tiếp cận và sở hữuCHCC của cư dân trẻ đô thị Hà Nội, với việc vận dụng chính sách nhà ở vớicác gói hỗ trợ tín dụng như là một đòn bẩy giúp họ thực hiện được giấc mơnhà ở của họ. Nhóm cư dân trẻ được nghiên cứu trong luận án là những ngườiđã trải qua quá trình tiếp cận thông tin tư vấn và sở hữu căn hộ, đang sinh sốngtại các khu nhà chung cư (từ năm 2010 đến nay). Về không gian: luận án giới hạn phạm vi trên địa bàn thành phố Hà Nội,với 3 khu chung cư ở Hà Nội được chọn như những nghiên cứu trường hợp, cụthể: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: