Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da bằng cộng hưởng từ tim trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được thực hiện bởi Thân Hà Ngọc Thể nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da trên bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp, đánh giá hiệu quả và tìm hiểu sự khác biệt về hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da trên từng cặp phân nhóm,... Cùng tham khảo để nắm bắt chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da bằng cộng hưởng từ tim trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp - Thân Hà Ngọc Thể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÂN HÀ NGỌC THỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ TIM TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP Chuyên ngành: NỘI – TIM MẠCH Mã số: 62.72.20.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP Hồ Chí Minh- Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ THÀNH NHÂN Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN LÂN VIỆT Viện Tim Mạch Quốc Gia Phản biện 2: TS. TRẦN CÔNG ĐOÀN Bệnh Viện 175 Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN PHAN Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vào hồi …….giờ……ngày…….tháng……..năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM - Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Việc điều trị can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) ở bệnh nhân bệnh động mạch vành do thiếu máu cục bộ (TMCB) đã phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới trong hơn 3 thập niên qua. Có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD: từ theo dõi lâm sàng đến các phương tiện cận lâm sàng đơn giản hay hiện đại, trong đó cộng hưởng từ tim (CMR) được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD do là phương pháp “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá thể tích thất, khối lượng cơ tim, phân suất tống máu, và vận động thành từng vùng cũng như được khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá chức năng thất cho phép giảm thấp cỡ mẫu và làm tăng lực thống kê của nghiên cứu. Tuy số lượng các trường hợp CTĐMVQD HCĐMVC không ngừng tăng hàng năm ở các trung tâm tim mạch lớn trên cả nước nhưng cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả của CTĐMVQD trên cấu trúc – hình thái, chức năng và tưới máu thất trái cũng như chưa có nghiên cứu nào sử dụng CMR để đánh giá các hiệu quả đó. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD trên bệnh nhân bị HCĐMVC. 2. Đánh giá hiệu quả và tìm hiểu sự khác biệt về hiệu quả của CTĐMVQD trên từng cặp phân nhóm: HCĐMVC có/ 2 không có ST chênh lên; HCĐMVC can thiệp cấp cứu/ can thiệp muộn; can thiệp ĐMV bị/ không bị tắc nghẽn hoàn toàn. 3. Xác định mối tương quan giữa độ xuyên thành của tăng tín hiệu muộn trên CMR được thực hiện trước khi CTĐMVQD với sự tái định dạng thất trái và sự cải thiện chức năng thất trái sau can thiệp ở bệnh nhân HCĐMVC có ST chênh lên. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiệu quả của CTĐMVQD trên tiêu chí đích lâm sàng ở bn STEMI đã được xác định rõ; tuy vậy các câu hỏi sau vẫn cần lời giải đáp: CTĐMVQD ở bệnh nhân bị HCĐMVC có hiệu quả như thế nào trên hình thái - tưới máu và chức năng co bóp toàn bộ - từng vùng thất trái, có sự khác biệt gì về hiệu quả của CTĐMVQD trong các phân nhóm: HCĐMVC có/ không có ST chênh lên - HCĐMVC can thiệp cấp cứu/ muộn - can thiệp ĐMV bị/ không bị tắc nghẽn hoàn toàn, có mối liên quan nào giữa các thông số CMR trước can thiệp với sự tái định dạng thất trái và sự cải thiện chức năng thất trái sau CTĐMVQD ở bệnh nhân HCĐMVC có ST chênh lên. Đề tài nghiên cứu này cần thiết cho việc trả lời các câu hỏi trên. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng CMR để đánh giá đầy đủ hiệu quả của CTĐMVQD trên hình thái – tưới máu và chức năng thất trái ở bệnh nhân HCĐMVC, đặc biệt ở những đối tượng đang được quan tâm nhiều và vẫn còn là vấn đề thời sự còn bàn cãi trên thế giới như HCĐMVC không có 3 ST chênh lên, can thiệp muộn, can thiệp động mạch vành bị tắc nghẽn. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 120 trang, bao gồm: đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 39 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 12 trang, kết quả 31 trang, bàn luận 32 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Có 28 bảng, 9 biểu đồ, 11 hình và 70 tài liệu tham khảo (gồm 3 tài liệu tiếng Việt và 67 tài liệu tiếng Anh). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP: Hội chứng động mạch vành cấp (HCĐMVC – Acute Coronary Syndrome) là từ thông dụng dùng cho các triệu chứng lâm sàng tương ứng với thiếu máu cục bộ (TMCB) cơ tim cấp tính. Hội chứng này bao gồm NMCT (có ST chênh lên hay không có ST chênh lên, có sóng Q hay không có sóng Q) và cơn đau thắt ngực không ổn định (CĐTNKOĐ). 1.2 SƠ LƯỢC VỀ CTĐMVQD VÀ HIỆU QUẢ CỦA CTĐMVQD ...