Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.97 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm" nhằm đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm hình thái tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ICSI; Đánh giá mối liên quan giữa tỉ lệ phân mảnh DNA của tinh trùng với đặc điểm hình thái tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ICSI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THỊ TUẤT NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG TINH TRÙNGĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM Chuyên ngành : Sản phụ khoa Mã số : 9720105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Thị Phương Mai 2. PGS.TS. Nguyễn Khang SơnPhản biện 1: PGS.TS. Trịnh Thế SơnPhản biện 2: TS. Lê Minh TríPhản biện 3: PGS.TS. Vũ Văn TâmLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trườngtổ chức tại Trường Đại Học Y Hà Nội.Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2024.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại Học Y Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Vũ Thị Tuất, Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Khang Sơn. Mối liên quan giữa đứt gãy DNA của tinh trùng và hình thái tinh trùng. Tạp chí Y học Việt Nam. Tháng 3/2023. Số 2, tập 524: 231-235.2. Vũ Thị Tuất, Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Khang Sơn. Ảnh hưởng của đứt gãy DNA tinh trùng đến kết quả IVF/ICSI. Tạp chí Y học Việt Nam. Tháng 3/2023. Số 1B, Tập 524: 102-106. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, các nghiên cứu đều ghi nhận rằng tỉ lệ vô sinh nam khá cao,chiếm 50% nguyên nhân vô sinh trong tổng số 15% các cặp vợ chồng trêntoàn thế giới gặp phải các vấn đề sinh sản. 25% các cặp vợ chồng vô sinhchưa rõ nguyên nhân là do hạn chế của những xét nghiệm hiện tại. Tinh trùng ảnh hưởng như thế nào đến kết quả ICSI? Đã có nhiềunghiên cứu về ảnh hưởng của hình thái tinh trùng và phân mảnh DNA tinhtrùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bất thường về hình tháitinh trùng và phân mảnh DNA tinh trùng ở mức độ nào thì ảnh hưởng đếnkết quả ICSI cũng như có mối liên quan gì giữa hình thái tinh trùng và phânmảnh DNA trùng không? hoặc phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng đếnkết quả có thai trong ICSI như thế nào? là câu hỏi mà chưa có nghiên cứunào đầy đủ ở Việt Nam và đây cũng là vấn đề tranh luận trên toàn thế giới. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chấtlượng tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm”, với hai mục tiêu:1. Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm hình thái tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ICSI.2. Đánh giá mối liên quan giữa tỉ lệ phân mảnh DNA của tinh trùng với đặc điểm hình thái tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ICSI. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Định nghĩa về vô sinh Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng có quan hệ tình dục thườngxuyên, không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào mà không có thaisau 12 tháng chung sống. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi thời gian này chỉ tínhlà 6 tháng và chỉ 3 tháng đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên theo WHO 1999,WHO 2005. 21.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh nam trên thế giới và trong nước Theo số liệu thống kê năm 2006 cho thấy, khoảng 80 triệu người trênthế giới khó có con và trong đó vô sinh nam chiếm 50%. Đến năm 2008,theo ước tính trong 20 người đàn ông sẽ có 1 người bị vô sinh và nguyênnhân chính là do stress oxy hóa, chiếm 30-80%. Tại Việt Nam theo Trần ThịTrung Chiến (2001) thì vô sinh nam là 66,67%.1.3. Đặc điểm sinh lý liên quan đến quá trình sinh tinh Hình 1.1. Quá trình hình thành tinh trùng1.4. xét nghiệm tinh dịch đồ và sự toàn vẹn DNA tinh trùng1.4.1. Xét nghiệm tinh dịch đồ. Theo thường quy của trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghépBệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tham khảo WHO 2010, WHO 2021. Các dạng bất thường hình thái tinh trùng Bất thường hình thái tinh trùng thường thấy ở nam giới đã lập gia đình,cố gắng có thai trong khoảng một năm, mặc dù vợ có hoạt động sinh sảnbình thường. 3 Hình 1.2. Các dạng bất thường hình tháiA: tinh trùng bình thường. B: tinh trùng đầu quả lê. C: tinh trùng đầu nhỏ, phần trung gian dày và đuôi cuộn. D: tinh trùng đầu nhỏ và đầu vô địnhhình. E: tinh trùng đầu tròn không có acrosome. F: tinh trùng đầu nhỏ. G:tinh trùng đầu tròn, có không bào và tinh trùng đầu vô định hình có khôngbào kèm tế bào chất dư. H: đầu tinh trùng dạng đầu quả lê với trung gian uốn cong và đuôi cuộn. I: tinh trùng có cổ gập và tế bào chất dư.1.4.2. Đại cương về phân mảnh DNA của tinh trùng1.4.2.1. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế tổn thương DNA của tinh trùng Bất thường trong quá trình đóng gói chất nhiễm sắc của tinh trùng Chết tế bào theo chương trình (apotosis) Gốc oxy hóa tự do (ROS)1.4.2.2. Xét nghiệm kiểm tra tính toàn vẹn của DNA tinh trùng Xét nghiệm TUNEL Test SCSA Phương pháp COMET Phương pháp khảo sát sự phân tán chất nhiễm sắc của tinh trùng 4 Chương 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 197 cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh và làm ICSI tại Trung tâmHỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từtháng 8/2020 đến tháng 8/2022.2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn Người vợ có giới hạn sinh sản bình thường. Người chồng: Tinh trùng tươi xuất tinh, nhóm có tinh dịch đồ bìnhthường (hình thái tinh trùng bình thường ≥ 4%), nhóm tinh dịch đồ bấtthường (hình thái tinh trùng bình thường 0%)2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: