Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ số tương hợp tâm thất - động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Số trang: 33      Loại file: doc      Dung lượng: 1.62 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu chỉ số tương hợp tâm thất - động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát" nhằm khảo sát giá trị chỉ số tương hợp thất trái – động mạch chủ và các thành tố, tìm mối liên quan với đặc điểm nhân trắc, yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát so sánh với người có chức năng tim mạch bình thường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ số tương hợp tâm thất - động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phátBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y BÙI THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ TƯƠNG HỢPTÂM THẤT – ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT Ngành: NỘI KHOA Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI-2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Oanh Oanh Phản biện 1: PGS.TS Phạm Quốc Khánh Phản biện 2: PGS.TS Lương Công Thức Phản biện 1: PGS.TS Phạm Nguyên Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấpTrường, họp tại Học viện quân y vào hồi: giờ ngàytháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại:1. Thư viện Quốc gia2. Thư viện Học viện Quân y 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1. Tính cấp thiết của đề tài Các nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động thất trái và tươnghợp thất trái – động mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong trongdiễn biến sinh lý bệnh tim trái như tăng huyết áp, suy tim. Tác giảChen CH và cộng sự, đã phát triển phương pháp đơn nhịp sửa đổi(the modified single beat method) với việc sử dụng các kỹ thuật đánhgiá chức năng tim mạch không xâm nhập, chứng minh cho kết quảtương đương với phương pháp xâm nhập. Năm 2019, Hội Suy tim vàHình ảnh Tim mạch Châu Âu đã đồng thuận sử dụng thông số Ea (độđàn hồi động mạch), Ees (độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu) và chỉ sốtương hợp tâm thất – động mạch (VAC hay Ea/Ees) trên siêu âm timđể đánh giá, tiên lượng và theo dõi điều trị tăng huyết áp. Ở ViệtNam, từ những nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi năm 2010 đến nay,có rất ít nghiên cứu về tương hợp tâm thất - động mạch ở đốitượngbệnh nhân tăng huyết áp.2. Mục tiêu của đề tài ➀ Khảo sát giá trị chỉ số tương hợp thất trái – động mạch chủ vàcác thành tố, tìm mối liên quan với đặc điểm nhân trắc, yếu tố nguycơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát so sánh vớingười có chức năng tim mạch bình thường . ➁ Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số tương hợp thất trái – độngmạch chủ và các thành tố với hình thái, chức năng thất trái và chứcnăng động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài- Xác định được giá trị chỉ số tương hợp thất trái – động mạch chủ(VAC) và các thành tố của nó (Ea, EaI, Ees, EesI) ở bệnh nhân tăng 2huyết áp nguyên phát, thể hiện sự thay đổi độ đàn hồi tâm thất, độngmạch so với người có chức năng tim mạch bình thường.- Xác định được giá trị Ea, EaI, Ees, EesI và VAC và mối liên quangiữa với giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể và yếu tố nguy cơ timmạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.- Đánh giá được mối liên quan giữa E a, EaI, Ees, EesI và VAC vớiđặc điểm siêu âm tim và các mức độ suy tim ở bệnh nhân tăng huyếtáp nguyên phát. Từ đó góp phần giải thích được biến đổi sinh lý bệnhtrong tăng huyết áp, góp phần dự đoán, phát hiện sớm biến chứng củatăng huyết áp như suy giảm chức năng tâm thu, tâm trương của tim .4. Cấu trúc luận án- Luận án gồm 147 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), cấu trúc gồm 7 phần: Đặt vấn đề (2 trang), Tổng quan (39 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (25 trang), Kết quả nghiên cứu (36 trang), Bàn luận (40 trang), Kết luận (2 trang), Hạn chế của đề tài (1 trang), Kiến nghị (1 trang), Các công trình khoa học đã công bố (1 trang).- Số lượng bảng, biểu : 37 bảng, 15 biểu đồ, 8 hình.- Tài liệu tham khảo của luận án bao gồm: 135 tài liệu tham khảo với 10 tài liệu tham khảo tiếng Việt và 125 tài liệu tiếng Anh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. Tăng huyết áp1.1.1. Khái niệm Tăng huyết áp là huyết áp tâm thu đo tại phòng khám140mmHg và/hoặc HA tâm trương 90mmHg, trong ít nhất 2 lầnthăm khám liên tiếp (WHO - ISH 2013, ESC/ESH 2018)1.2. Tương hợp tâm thất– động mạch1.2.1. Tương hợp tâm thất trái – động mạch chủ là gì?1.2.1.1. Độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (Ees- End systolicelastance hoặc ELV - Left ventricular elastance): Những giao điểm giữa áp lực và thể tích cuối thì tâm thu thất tráicủa các đường cong thể tích – áp lực thất trái tạo nên một tương quantuyến tính chặt và không phụ thuộc áp lực động mạch, được gọi làquan hệ áp lực-thể tích cuối thì tâm thu (End-systolic pressure-volume relationship - ESPVR). Đường biểu diễn ESPVR là độ đànhồi tâm thất (Ees hay ELV) và là yếu tố thể hiện khả năng co bóp nộitại của cơ tim.1.2.1.2. Độ đàn hồi động mạch (Ea-Arterial elastance) Trên vòng lặp áp lực- thể tích, Sunagawa đã xây dựngphương trình đường dốc Ea, được biểu diễn bởi đường nối từ thể tíchcuối tâm trương đến áp lực cuối tâm thu, minh họa cho khả năng tăngáp lực của động mạch khi thất trái tăng thể tích tống máu.1.2.1.3. Chỉ số tương hợp tâm thất -động mạch (VAC-Ventricular-Arterial Coupling hay Ventricular-Arterial Interaction) VAC thể hiện bởi mối tương tác giữa độ đàn hồi động mạch(Ea) và độ đàn hồi thất trái (Ees) theo tỷ lệ: 4 Với VAC: tương hợp thất trái-động mạch chủ (Ventricular-Arterial Coupling hay Ventricular-Arterial Interaction); Ea: độ đànhồi động mạch;Ees: độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu(Độ đàn hồi là khái niệm để chỉ sự thay đổi về áp lực khi có sựthay đổi về thể tích hoặc ngược lại)1.2.2. Cách đo chỉ số tương hợp và các thành tố bằng phương phápkhông xâm nhập1.2.2.1. Độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu Ees Theo Chen, Ees đo theo phương pháp đơn nhịp gọi là Ees(sb)),tương đương với phương pháp xâm nhập. Công thức tính toán: ? ? − (? ? ? (???) × ? ? ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: