Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác nuôi vạt da trên mắt cá ngoài và ứng dụng lâm sàng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Nghiên cứu giải phẫu nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác nuôi vạt da trên mắt cá ngoài và ứng dụng lâm sàng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm giải phẫu các cuống mạch mu chân thông nối với động mạch mác nuôi vạt da trên mắt cá ngoài và đánh giá kết quả ứng dụng điều trị khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn chân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác nuôi vạt da trên mắt cá ngoài và ứng dụng lâm sàng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC THẠCH NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU NHÁNH MẠCHMÁU MU CHÂN THÔNG NỐI VỚI ĐỘNG MẠCHMÁC NUÔI VẠT DA TRÊN MẮT CÁ NGOÀI VÀỨNG DỤNG LÂM SÀNG NGÀNH: NGOẠI KHOA (CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH) MÃ SỐ: 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2024Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược thành phố Hồ ChíMinhNgười hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS TS Cao Thỉ Hướng dẫn 2: TS BS CKII Mai Trọng TườngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họptại: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí MinhVào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Đại học 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tái tạo mô mềm cổ bàn chân vẫn còn là thách thức lớn trongđiều trị, bởi vì nơi này có ít các lựa chọn vạt da để che phủ.Phương pháp dùng vạt da trên mắt cá ngoài được sử dụng và bướcđầu thấy có hiệu quả. Về giải phẫu của vạt da này, Masquelet đãbáo cáo nguồn cấp máu hỗn hợp cho vạt từ nhánh xuyên của độngmạch mác. Tuy nhiên, báo cáo này chưa mô tả chi tiết nguồn máungược dòng để nuôi vạt da từ nhánh thông nối mạch máu mu chânvới động mạch mác về vị trí và kích thước mạch máu nơi thôngnối. Sự thông nối này có hằng định hay không? Giải phẫu đườngđi của mạch máu như thế nào? Do đó, việc nghiên cứu giải phẫucủa nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác làhết sức cần thiết. Về lâm sàng, đối với vạt da trên mắt cá ngoàinguồn nuôi ngược dòng từ nhánh mạch máu mu chân thông nốivới động mạch mác thì chưa có nghiên cứu chuyên biệt. Sử dụngvạt da này trong điều kiện Việt Nam sẽ cho kết quả như thế nào?Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải phẫu nhánhmạch máu mu chân thông nối với động mạch mác nuôi vạtda trên mắt cá ngoài và ứng dụng lâm sàng” với hai mục tiêucụ thể như sau: Khảo sát đặc điểm giải phẫu các cuống mạch muchân thông nối với động mạch mác nuôi vạt da trên mắt cá ngoàivà đánh giá kết quả ứng dụng điều trị khuyết hổng mô mềm vùngcổ bàn chân. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Đặc điểm giải phẫu phần dưới cẳng chân bàn chân Mạch máu vùng cẳng chân, bàn chân: Động mạch chày trước: Ở vùng cẳng chân trước, động mạchnằm trước màng liên cốt. Động mạch chày trước cho các nhánhquặt ngược chày sau và quặt ngược chày trước, nhánh động mạchtrước mắt cá ngoài - nối với nhánh xuống thuộc nhánh xuyên củađộng mạch mác, là một trong các thông nối mạch máu tạo nêncung nối cổ chân. Động mạch mác: Động mạch này được tách rakhỏi thân động mạch chày mác ở vị trí khoảng 2,5 cm bờ dưới cơkhoeo, cho các nhánh nuôi cơ, xương và nhánh xuyên qua màngliên cốt của khớp chày mác dưới ra trước, nhánh này là nơi bắtnguồn của vạt trên mắt cá ngoài nguồn nuôi hỗn hợp.1.2 Tổng quan về che phủ khuyết hổng bằng vạt da Vạt có cuống mạch là cấu trúc mô có thể di chuyển được đếnnơi khác mà vẫn giữ được tuần hoàn từ nguồn cấp máu cho mình.1.3 Phân loại các vạt da Vạt da trên mắt cá ngoài nguồn nuôi ngược dòng từ nhánhmạch máu mu chân thông nối với động mạch mác là vạt da câncó nhiều nhánh xuyên nhỏ, loại C theo Cormark và Lamberty.1.4 Phương pháp điều trị khuyết hổng mô mềm cổ bàn chânthường dùng 1.4.1 Vạt da gót ngoài 3 1.4.2 Vạt da động mạch lưng xương bàn 1.4.3 Vạt cân thần kinh giữa lưng bàn chân 1.4.4 Vạt da cân thần kinh hiển ngoài 1.4.5 Vạt da nhánh xuyên 1.4.6 Vạt tự do1.5 Các nghiên cứu về vạt da trên mắt cá ngoài 1.5.1 Nghiên cứu giải phẫu nguồn nuôi vạt Nước ngoài: Năm 1988, Masquelet đã báo cáo về một vạt da mới, đặt tênlà vạt da trên mắt cá ngoài. Vạt da này có thể sử dụng như vạtxoay với nguồn cấp máu hỗn hợp, hay dạng nguồn nuôi ngượcdòng. Beveridge và Masquelet đã nghiên cứu giải phẫu ở 40 cẳngchân để làm rõ về chiều dài, kích thước và nguyên ủy nhánhxuyên động mạch mác, nghiên cứu này khẳng định có sự xuấthiện của nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chày trướctham gia vào cấp máu cho vạt da trên mắt cá ngoài, nhưng chưathể hiện chi tiết về động mạch này. Năm 1994, Dominique LeNen đã nghiên cứu về nguồn cấp máu cho vạt da trên mắt cángoài, làm rõ vai trò động mạch phụ dưới bên. Năm 2015, KaiRong làm rõ hơn đóng góp của động mạch phụ dưới bên xuấtphát từ động mạch chày trước trong việc cung cấp máu cho vạtda trên mắt cá ngoài 4 Trong nước: Năm 1997, Nguyễn Tiến Bình đã nghiên cứu về giải phẫu vạtda trên mắt cá ngoài ở 35 cẳng chân, mô tả chủ yếu dạng cấp máuhỗn hợp, chưa nêu chi tiết dạng cấp máu ngược dòng . Năm 2003,Mai Trọng Tường đã báo cáo về các dạng biến đổi của cuốngmạch vạt da trên mắt cá ngoài 1.5.2 Các nghiên cứu về ứng dụng của vạt Nước ngoài: Năm 2005, Philippe Voche báo cáo kết quả sử dụng vạt trênmắt cá ngoài cho 41 trường hợp dùng kiểu vạt nguồn nuôi hỗnhợp 33 trường hợp và nguồn nuôi từ nhánh thông nối động mạchmu chân với động mạch mác cho 8 người bệnh còn lại. Năm2011, Zayed đã báo cáo về ứng dụng lâm sàng vạt da trên mắt cángoài ở 25 người bệnh, sử dụng nhiều biến thể như vạt da cân,vạt cân mỡ, vạt da có cuống cân mỡ. Năm 2020, Nambi báo cáosử dụng vạt da trên mắt cá ngoài ở dạng nguồn nuôi thuận dòngcho 17 trường hợp và 3 người bệnh được dùng vạt kiểu nguồnnuôi ngược dòng. Trong nước: Năm 1997, Nguyễn Tiến Bình đã sử dụng 21 vạt da này cảloại nguồn nuôi hỗn hợp và nguồn nuôi ngược ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: