Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 922.13 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm" có mục tiêu xác định số lượng, kích thước và sự phân bố của động mạch xuyên nuôi da từ động mạch chày trước, chày sau, mác bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy. Đánh giá kết quả phẫu thuật sử dụng vạt mạch xuyên để điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 VŨ HỮU TRUNG NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH ĐỘNG MẠCH XUYÊN Ở VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 320 DÃY VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM Chuyên ngành: Chấn thƣơng chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62720129 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Văn Đoàn 2. PGS.TS. Lâm Khánh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường Vào hồi:.......giờ.........ngày........tháng........năm........ Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện quốc gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Hữu Trung, Lâm Khánh, Lê Văn Đoàn (2020), “Ứng dụng vạt mạch xuyên cuống liền trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân”, Tạp chí Y Dược học Quân sự. Tập 45, số 3, tháng 5, tr. 42-47. 2. Vũ Hữu Trung, Lâm Khánh, Lê Văn Đoàn (2020), “CT 320 dãy chuẩn bị trước phẫu thuật vạt mạch xuyên cuống liền che phủ khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân”, Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 494, số 2, tháng 9, tr. 1-5. 3. Trung V. H., Dung V. H., Doan L. V., et al. (2021), “The tibial and peroneal pedicled perforator flaps for reconstruction of the leg”. European Journal of Plastic Surgery. 44(5), Accepted 19 August 2021, DOI: 10.1007/s00238-021-01883-5 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn. Trước đây, các tổn thương này thường được ghép da, chuyển vạt ngẫu nhiên tại chỗ hay sử dụng vạt chéo chân hoặc chờ tổ chức tự biểu mô hóa để liền sẹo nên thời gian thường kéo dài. Gần đây, sự ra đời và ứng dụng vạt mạch xuyên, được cấp máu từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác trong điều trị các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân đã tạo ra một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, vạt này vẫn có một số nhược điểm: động mạch cuống vạt có kích thước rất nhỏ, vị trí và hình thái động mạch không hằng định, gây khó khăn cho việc lựa chọn động mạch xuyên phù hợp để làm cuống vạt và trong quá trình phẫu tích. Chụp cắt lớp vi tính khảo sát mạch máu là phương pháp không xâm lấn như DSA, cho hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn so với siêu âm Doppler và MRI. Chụp cắt lớp vi tính 320 dãy là máy chụp tương đối hiện đại, có độ phân giải không gian cao (dưới 0,5 mm), tốc độ chụp nhanh (0,35 giây cho một vòng quay của bóng), trường khảo sát rộng (16 cm) và bề dày lát cắt mỏng (0,5 mm), cho phép khảo sát ít xâm lấn các mạch máu di động (động mạch vành), các mạch máu nhỏ (các động mạch ở bàn, ngón tay và bàn, ngón chân hay mạch xuyên vùng cẳng chân). Tại Việt Nam, tới nay chưa có nghiên cứu sử dụng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy để khảo sát mạch xuyên ở cẳng chân. Trên lâm sàng, đã có một số nghiên cứu ứng dụng vạt mạch xuyên tại vùng này, tuy nhiên, số lượng nghiên cứu còn ít, chưa có nghiên cứu tổng hợp về các vạt có nguồn nuôi là mạch xuyên từ các động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác. Từ thực tiễn đó, nhằm khẳng định thêm về cơ sở giải phẫu, độ tin cậy của vạt chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm” với mục tiêu: 1. Xác định số lượng, kích thước và sự phân bố của động mạch xuyên nuôi da từ động mạch chày trước, chày sau, mác bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sử dụng vạt mạch xuyên để điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Sử dụng cắt lớp vi tính 320 dãy nghiên cứu các đặc điểm về số lượng, vị trí, kích thước của động mạch xuyên xuất phát từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch giúp cho các phẫu thuật viên định hình được vị trí tương đối của động mạch xuyên, từ đó làm cơ sở lựa chọn được các thiết kế vạt phù hợp với tổn thương, lựa chọn vạt chính xác và đồng thời tăng độ an toàn khi ứng dụng vạt mạch xuyên cho mỗi bệnh nhân trên lâm sàng. 2. Vạt mạch xuyên từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác là một chất liệu tạo hình đáng tin cậy cho che phủ khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 108 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục), với các phần chính sau: - Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1: Tổng quan 28 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang; Chương 3: Kết quả 29 trang; Chương 4: Bàn luận 26 trang; Kết luận 2 trang. - Luận án có 31 bảng, 5 biểu đồ, 38 hình. - Tham khảo tài liệu (9 tiếng Việt, 117 tiếng Anh) Ba bài báo có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được công bố. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Mạch máu nuôi da và phân loại các vạt da 1.1.1. Mạch máu nuôi da và mạch máu nuôi da vùng cẳng chân 1.1.1.1. Mạch máu nuôi da Động mạch (ĐM) nuôi da được Cormack G. C. và Lamberty B. G. H. (1984) phân ra làm 2 loại: Mạch xuyên cân – da (facio – cutaneous perforator) và mạch xuyên cơ da (musculo – cutaneous perforator). Nakajima H. (1986) đã chia mạch máu nuôi da chi tiết thành 6 loại - Mạch nuôi da trực tiếp (direct cutaneous vessels) - Mạch vách da trực tiếp (direct septocutaneous vessels - Mạch xuyên cân da (septocutaneous perforator - Mạch nuôi da trực tiếp từ mạch máu nuôi cơ (direct cutaneous ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 VŨ HỮU TRUNG NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH ĐỘNG MẠCH XUYÊN Ở VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 320 DÃY VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM Chuyên ngành: Chấn thƣơng chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62720129 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Văn Đoàn 2. PGS.TS. Lâm Khánh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường Vào hồi:.......giờ.........ngày........tháng........năm........ Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện quốc gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Hữu Trung, Lâm Khánh, Lê Văn Đoàn (2020), “Ứng dụng vạt mạch xuyên cuống liền trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân”, Tạp chí Y Dược học Quân sự. Tập 45, số 3, tháng 5, tr. 42-47. 2. Vũ Hữu Trung, Lâm Khánh, Lê Văn Đoàn (2020), “CT 320 dãy chuẩn bị trước phẫu thuật vạt mạch xuyên cuống liền che phủ khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân”, Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 494, số 2, tháng 9, tr. 1-5. 3. Trung V. H., Dung V. H., Doan L. V., et al. (2021), “The tibial and peroneal pedicled perforator flaps for reconstruction of the leg”. European Journal of Plastic Surgery. 44(5), Accepted 19 August 2021, DOI: 10.1007/s00238-021-01883-5 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn. Trước đây, các tổn thương này thường được ghép da, chuyển vạt ngẫu nhiên tại chỗ hay sử dụng vạt chéo chân hoặc chờ tổ chức tự biểu mô hóa để liền sẹo nên thời gian thường kéo dài. Gần đây, sự ra đời và ứng dụng vạt mạch xuyên, được cấp máu từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác trong điều trị các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân đã tạo ra một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, vạt này vẫn có một số nhược điểm: động mạch cuống vạt có kích thước rất nhỏ, vị trí và hình thái động mạch không hằng định, gây khó khăn cho việc lựa chọn động mạch xuyên phù hợp để làm cuống vạt và trong quá trình phẫu tích. Chụp cắt lớp vi tính khảo sát mạch máu là phương pháp không xâm lấn như DSA, cho hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn so với siêu âm Doppler và MRI. Chụp cắt lớp vi tính 320 dãy là máy chụp tương đối hiện đại, có độ phân giải không gian cao (dưới 0,5 mm), tốc độ chụp nhanh (0,35 giây cho một vòng quay của bóng), trường khảo sát rộng (16 cm) và bề dày lát cắt mỏng (0,5 mm), cho phép khảo sát ít xâm lấn các mạch máu di động (động mạch vành), các mạch máu nhỏ (các động mạch ở bàn, ngón tay và bàn, ngón chân hay mạch xuyên vùng cẳng chân). Tại Việt Nam, tới nay chưa có nghiên cứu sử dụng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy để khảo sát mạch xuyên ở cẳng chân. Trên lâm sàng, đã có một số nghiên cứu ứng dụng vạt mạch xuyên tại vùng này, tuy nhiên, số lượng nghiên cứu còn ít, chưa có nghiên cứu tổng hợp về các vạt có nguồn nuôi là mạch xuyên từ các động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác. Từ thực tiễn đó, nhằm khẳng định thêm về cơ sở giải phẫu, độ tin cậy của vạt chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm” với mục tiêu: 1. Xác định số lượng, kích thước và sự phân bố của động mạch xuyên nuôi da từ động mạch chày trước, chày sau, mác bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sử dụng vạt mạch xuyên để điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Sử dụng cắt lớp vi tính 320 dãy nghiên cứu các đặc điểm về số lượng, vị trí, kích thước của động mạch xuyên xuất phát từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch giúp cho các phẫu thuật viên định hình được vị trí tương đối của động mạch xuyên, từ đó làm cơ sở lựa chọn được các thiết kế vạt phù hợp với tổn thương, lựa chọn vạt chính xác và đồng thời tăng độ an toàn khi ứng dụng vạt mạch xuyên cho mỗi bệnh nhân trên lâm sàng. 2. Vạt mạch xuyên từ động mạch chày trước, chày sau và động mạch mác là một chất liệu tạo hình đáng tin cậy cho che phủ khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 108 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục), với các phần chính sau: - Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1: Tổng quan 28 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang; Chương 3: Kết quả 29 trang; Chương 4: Bàn luận 26 trang; Kết luận 2 trang. - Luận án có 31 bảng, 5 biểu đồ, 38 hình. - Tham khảo tài liệu (9 tiếng Việt, 117 tiếng Anh) Ba bài báo có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được công bố. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Mạch máu nuôi da và phân loại các vạt da 1.1.1. Mạch máu nuôi da và mạch máu nuôi da vùng cẳng chân 1.1.1.1. Mạch máu nuôi da Động mạch (ĐM) nuôi da được Cormack G. C. và Lamberty B. G. H. (1984) phân ra làm 2 loại: Mạch xuyên cân – da (facio – cutaneous perforator) và mạch xuyên cơ da (musculo – cutaneous perforator). Nakajima H. (1986) đã chia mạch máu nuôi da chi tiết thành 6 loại - Mạch nuôi da trực tiếp (direct cutaneous vessels) - Mạch vách da trực tiếp (direct septocutaneous vessels - Mạch xuyên cân da (septocutaneous perforator - Mạch nuôi da trực tiếp từ mạch máu nuôi cơ (direct cutaneous ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Luận văn Tiến sĩ Y học Điều trị khuyết hổng phần mềm Khuyết hổng phần mềm ở vùng cẳng chân Phân loại các vạt da Mạch máu nuôi daGợi ý tài liệu liên quan:
-
30 trang 64 0 0
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hoá của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay
27 trang 29 0 0 -
33 trang 28 0 0
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Văn học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
14 trang 27 1 0 -
28 trang 19 0 0
-
20 trang 18 0 0
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ: Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
29 trang 18 0 0 -
27 trang 18 0 0
-
27 trang 17 0 0
-
21 trang 16 0 0