Danh mục

Tóm tắt luận văn: Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH ở TP.HCM đến năm 2020

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mà một trong những đặc trưng nổi bật là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Có thể nói, CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới. Nền kinh tế công nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế tri thức. Là một trung tâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn: Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH ở TP.HCM đến năm 2020 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại mà một trong những đặc trưng nổi bật là cách mạngtrong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Có thể nói, CNTT là một trongnhững động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngànhcông nghệ cao khác, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xãhội của thế giới. Nền kinh tế công nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế trithức. Là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầumối giao lưu quốc tế, TP.HCM phải phát triển CNTT, con đường tất yếu đểhình thành xã hội thông tin, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh, bềnvững, tạo khả năng đi tắt, đón đầu, rút ngắn quá trình CNH, HĐH và chủđộng hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực CNTTchất lượng cao là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định thành công. TP.HCM hiện chiếm gần 50% tổng số trường đại học và cao đẳng cóchức năng đào tạo về CNTT của cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệpCNTT trên địa bàn luôn than phiền là việc tuyển dụng nhân sự CNTT rất khóvà quá tốn thời gian, tỷ lệ tuyển dụng được chỉ đạt dưới 10% số lượng ứngviên. Việc phát triển ngành công nghiệp non trẻ này đang bị khủng hoảngthiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về phát triển nguồn nhân lựcCNTT ở TP.HCM là rất cần thiết, có tính cấp bách về ý nghĩa khoa học vàgiá trị thực tiễn. Đó là lý do tác giả chọn đề tài Phát triển nguồn nhân lựcCNTT trong tiến trình CNH, HĐH ở TP.HCM đến năm 2020” làm luậnán Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng và mang tính chiến lược của đề tài, nên đã có một sốcông trình nghiên cứu, sách và bài báo, bài tham luận ở nhiều cuộc hội thảoliên quan đến đề tài luận án từ nhiều góc độ khác nhau.Về phát triển nguồn nhân lực nói chung H. John Bernardin (2007), Human resource management ; NolwenHenaff, Jean Yves Martin ( 2001), Labour, employment and humanresources in Viet Nam after 15 years of renovation; William J. Rothwell,Robert K. Prescott và Maria W. Taylor (2010), Human resourcestransformation; PGS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồnnhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam; PTS. Mai QuốcChánh chủ biên (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu CNH, HĐH đất nước; TS Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động– cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam ; TS. Nguyễn Trần Dương chủ nhiệm(2005), Đề tài “Hiện trạng cung – cầu nguồn lao động kỹ thuật TP.HCM và 2định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010”; HuỳnhThiện Nhi (2003), Luận văn “Thực trạng nguồn nhân lực khoa học- côngnghệ ở TP.HCM. Những giải pháp phát triển đến năm 2010”; Phạm VănQuý (2005), Luận án “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhânlực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”; Lê Thị Hồng Điệp( 2010), Luận án “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thànhnền kinh tế tri thức ở Việt Nam”… Các tác phẩm trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhânlực trong quá trình CNH, HĐH, đúc kết kinh nghiệm phát triển nguồn nhânlực ở một số nước, phân tích thực trạng của nguồn lực con người nói chunghoặc đi sâu về nguồn nhân lực khoa học- công nghệ ở Việt Nam hay tạiTP.HCM. Từ đó, đưa ra hệ thống các giải pháp cơ bản để phát triển nguồnnhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, góp phần hình thành nền kinh tếtri thức tại Việt Nam.Về nguồn nhân lực CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT Tác giả ngoài nước: Narendra M. Agrawal, Mohan Thite (2003), Human resource issues,challenges and strategies in the Indian software industry, phân tích về nguồnnhân lực trong ngành công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ; Thomas L. Friedman(2006), The world is flat: CNTT đang bùng nổ với tốc độ mạnh mẽ và đangmở ra thời đại mới, biến tất cả thế giới thành láng giềng, “thế giới phẳng”. Tác giả trong nước: “CNTT và TT TP.HCM, hiện trạng, mục tiêu và giải pháp tới 2010”,GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân (2005), đánh giá kết quả việc phát triển CNTTcủa TP.HCM giai đoạn 2001-2005 và nêu ra các giải pháp thực hiện đến năm2010; “CNTT - mũi nhọn đột phá đưa loài người vào thời đại kinh tế trithức”, GS Đặng Hữu (2005), phân tích về sự bùng nổ của CNTT và sự tácđộng của nó đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người, đánh giá việc thựchiện chỉ thị 58 của Đảng qua 4 năm (2000 - 2004) về ứng dụng CNTT củaViệt Nam để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước; PGS.TS. Vũ Anh Tuấn(2006), “Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở TP.HCM”, phân tíchthực trạng 4 ngành công nghệ mũi nhọn của TP.HCM, trong đó có ngànhCNTT và dự báo, đề xuất hệ thống giải pháp phát triển thị trường khoa họccông nghệ của TP.HCM; “Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhânlực CNTT và TT theo nhu cầu xã hội”, Bộ TT và TT (2008), tập hợp các bàitham luận bàn về việc cải tiến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ViệtNam theo nhu cầu của xã hội Việt Nam và thế giới; Những bài tham luậntrong Hội thảo “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT”, Sở TT và TTTP.HCM (25/9/2008), tập trung vào thực trạng và một số giải pháp phát triểnnhân lực CNTT ở TP.HCM; Đề tài nghiên cứu khoa học “Chính sách phát 3triển nhân lực và thu hút nhân tài CNTT thành phố Đà Nẵng”, KS. PhạmKim Sơn chủ nhiệm (2005), nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và phươnghướng về chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tàiCNTT ở thành phố Đà Nẵng; Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT của TP.HCM đến năm 2020”,Nguyễn Hoàng Nhiên (2008), đánh giá việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT ởTP ...

Tài liệu được xem nhiều: