Danh mục

Tóm tắt luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 794.73 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đất đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN:Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đấtđai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố khôngthể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai cònlà địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đấtđai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần phải cósự quản lý chung của nhà nước. Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhànước về đất đai, nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêuchung của xã hội. Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực,nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước quyền và nghĩa vụ củacác nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính…); sự ổn địnhchính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc làm của người nông dân, tình hình khiếukiện, tranh chấp đất đai…). Vì vậy, làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai có ýnghĩa hết sức quan trọng. Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhànước về đất đai. Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửađổi (1998, 2001) và 2 lần ban hành luật mới (1993, 2003). Tuy nhiên, đến nay, tình hìnhdiễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng nhưthực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứngyêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hànhluật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêucầu mới là hết sức cần thiết. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam nói chung và tại Hà Tĩnh nóiriêng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đấtcòn khá phổ biến, thị trường bất động sản còn yếu và hỗn loạn, tình trạng sử dụng lãng phíđất đai diễn ra ở nhiều nơi, việc khiếu kiện tập thể về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng củaxã hội… Bản thân học viên là người công tác trong ngành Tài nguyên và Môi trường(trước đây là ngành Địa chính), có mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tácquản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá những mặt tốt cũng nhưchỉ ra được những vấn đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất đai tại địa phương. Vì vậy, việc chọnđề tài “Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cảvề lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đất đai. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinhtế kế hoạch hoá, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan đến đất nôngnghiệp và nhằm mục đích phát triển nông nghiệp. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng vớisự ra đời của Luật Đất đai năm 1987, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và quản lýnhà nước về đất đai nói riêng cũng phát triển khá mạnh. Ngoài các vấn đề liên quan đếnquản lý đất nông nghiệp thì các vấn đề quản lý nhà nước về đất đai gắn với mục tiêuchuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội hay cácvấn đề quản lý mang tính kỹ thuật như quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, định giá đất…được đề cập khá nhiều. Trong những lần chuẩn bị để bổ sung sửa đổi và ban hành mớiLuật Đất đai (1993, 1998, 2001, 2003), đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai củacác nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Gần đây thì các vấn đề về quản lý đất đai vàthị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, các vấn đề về giá đất, đền bùgiải phóng mặt bằng hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất làđề tài được nghiên cứu, trao đổi rất nhiều trên báo chí cũng như các loại tạp chí chuyênngành. Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá nhiều đề tài nghiêncứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với chuyên ngànhQuản lý đất đai tại các trường đại học. Tại học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh có một số đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ như: Luận án tiếnsĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đào Xuân Mùi (năm 2002) với đề tài: “Nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học viên Bùi ThịTuyết Mai (năm 2004) với đề tài: Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt nam hiện nay”;Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Ngọc Lưu (năm 2006) với đề tài: ‘‘Hoàn thiện quảnlý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà” … Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua chỉ mới có 1 Luận văn Thạc sĩ quảnlý đất đai, chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng (Học viên Nguyễn Văn Trị - Đạihọc Nông lâm Huế - 2007), ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào vềcông tác quản lý nhà nước về đất đai. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giáthực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đốivới công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, nội dung và các công cụquản lý đối với đất đai. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và tình hình sử dụngmột số loại đất tại Hà Tĩnh, những kết quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: