Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.66 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp với mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích so sánh các văn bản pháp luật quốc tế và các bản Hiến pháp Việt Nam về bảo đảm bảo đảm quyền con người và đưa ra nhận xét về các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Hoàng Lan Anh Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Pháp luật và quyền con người Mã số Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quyền con người; Hiến pháp; Pháp luật Việt Nam.Content MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời của khái niệm quyền conngười gắn liền với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xã hội thầndân thế kỷ XVII, XVIII. Ở Anh, khái niệm đó nằm trong Luật về các quyền (1689); ở Mỹ,nằm trong Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (bổ sung, 1789); ở Pháp, nằm trongTuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789); và về sau khái niệm này được ghi nhận trongcác văn kiện quốc tế do Liên hiệp quốc khởi xướng. Trong các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người như: chính trị, kinh tế, vănhóa giáo dục và pháp luật... thì pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu, bởi vì: phápluật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của quyền con người; là công cụ sắc bén củanhà nước trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người; pháp luật tạo cơ sở pháp lý để côngdân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; vai trò của pháp luật còn thểhiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện đảm bảo khác như: chính trị, kinh tế,văn hóa, giáo dục..., các điều kiện này phải thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thànhgiá trị xã hội ổn định và được hiện thực hóa. Hiến pháp là đạo luật tối cao trong hệ thống vănbản quy phạm pháp luật, vì lẽ đó quyền con người cần phải được quy định cụ thể trong bảnHiến pháp. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công dân nên hiến phápcủa các nước thường dành riêng một chương hoặc một phần ghi nhận các quyền con người,quyền công dân: chương V Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Phần I Hiến pháp Tây Ban Nhanăm 1978, Chương II Hiến pháp Thụy Điển 1974, chương III Hiến pháp Nhật Bản năm 1946,phần II Hiến pháp Hy Lạp năm 1975, phần IV Hiến pháp Singapore năm 1963, chương IIHiến pháp Hàn Quốc năm 1948, chương II Hiến pháp Ba Lan năm 1997, chương II Hiến phápTrung Quốc năm 1982, chương II Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993… Từ các cơ sở trên, việc phân tích, đánh giá các quy định về bảo đảm quyền con ngườitrong các bản Hiến pháp Việt Nam các thời kỳ là rất quan trọng, nhằm nhấn mạnh “việc ghinhận quyền con người trong hiến pháp là để bảo vệ các quyền này bằng sức mạnh pháp lýcao nhất của quốc gia.” Do vậy, trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Nhânquyền, học viên đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam”. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá và hội nhập quốc tế thì Hiến pháp cần phải có bước tiến lớn trong tư duy về quyền và tưduy lập hiến, lập pháp. Trên cơ sở quy định của các Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Namkhông ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng “bảo vệ công lý và quyền conngười”. Đồng thời, Nhà nước cần phải đổi mới hoạt động lập pháp, triển khai các chương trìnhcải cách tư pháp, cải cách hành chính. Các hoạt động này nhằm đẩy mạnh tiến trình xây dựngvà hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tổ chứcvà cá nhân trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Nhà nước cũng thông qua nhiềuchương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của cả nước... Một số công trình, đề tài nghiên cứu được các chuyên gia dưới các góc độ và trongphạm vi khác nhau, tiêu biểu là: - Nguyễn Thị Báo (2005), “Đảm bảo thực hiện quyền côngdân thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (7); LêCảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnhvực tư pháp hình sự (Phần II: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự)”, Tạp chíTòa án nhân dân (13); Bảo Chân (2006), “Cải cách tư pháp đặt ra những nhiệm vụ mới, đápứng yêu cầu hội nhập”, Tạp chí Pháp lý (12); Trần Ngọc Đường (2005), “Cải cách tư pháp vàxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (5); ĐỗQuang Hưng (2005), “Vấn đề “Tự do tôn giáo - nhân quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản(11); GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội; Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiệnnay, Nxb Tư pháp. Một số luận văn và luận án về bảo đảm quyền con người hiện có: Nguyễn Văn Mạnh(1995), Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiệnđ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: