Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.08 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của luận văn trình bày lý luận chung về tổ chức kế toán ngân sách nhà nước, thực trạng tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc NinhiLỜI MỞ ĐẦUNSNN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT-XH,kinh tế có phát triển thì NSNN mới vững mạnh, NSNN vững mạnh thì mới cónguồn lực đầu tư phát triển KT-XH. Điều hành NSNN hiệu quả chính là điềukiện tiên quyết để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạtđộng của bộ máy nhà nước.Để quản lý và điều hành ngân sách hiệu quả thì yêu cầu phải có thôngtin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình thu, chi, tồn quỹ ngân sách; đánhgiá, dự báo nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho tương lai. Thu thập, xử lýthông tin, kiểm soát thực hiện chế độ, thu chi ngân sách, quản lý, theo dõi vàtổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách là chức năng của kế toán NSNN.Việc hoàn thiện tổ chức kế toán NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngàycàng cao và từng bước phù hợp với kế toán công quốc tế là đòi hỏi cấp thiếtđối với công tác quản lý, điều hành ngân sách, là cán bộ công tác trong ngànhtài chính tỉnh Bắc Ninh, thường xuyên phải sử dụng công cụ kế toán NSNNđể xây dựng báo cáo, tham mưu các phương án quản lý, điều hành ngân sáchdo vậy học viên chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn cao học.Chương 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1.1. Ngân sách nhà nướcNSNN là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đờicủa Nhà nước. Nhà nước ra đời tất yếu phải phải có nguồn lực tài chính đểtrang trải cho hoạt động bộ máy và thực hiện các chức năng KT-XH.iiTheo Luật NSNN thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định vàđược thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước”. Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; cáckhoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổchức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của phápluật. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm quốcphòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhànước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nướcTheo tổ chức ngân sách nhà nước: NSNN bao gồm NSTW và NSĐP,NSĐP bao gồm Ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện; trong ngân sáchhuyện gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách xã.Theo nguồn hình thành: NSNN gồm các khoản thu trong nước, thungoài nước và thu từ hoạt động đi vay.Theo nội dung kinh tế: NSNN gồm các hoạt động thu và chi ngân sách.Theo chu trình ngân sách: Chu trình ngân sách được bắt đầu từ khâu lậpdự toán ngân sách đến chấp hành dự toán và cuối cùng là quyết toán, công khaingân sách. Các khâu trong chu trình có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.1.2. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨCKẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.2.1. Kế toán ngân sách nhà nướcKế toán NSNN có Nhiệm vụ thu thập, xử lý tình hình thu, chiNSNN; kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanhtoán và các chế độ, qui định khác của nhà nước liên quan đến thu, chiNSNN; Chấp hành chế độ báo cáo kế toán, cung cấp đầy đủ, kịp thời,chính xác các số liệu, thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành,quyết toán NSNN.iii1.2.2. Vai trò của tổ chức kế toán ngân sách nhà nướcTổ chức kế toán NSNN có vai trò cung cấp thông tin lập kế hoạch ngânsách - dự toán ngân sách; điều hành thu, chi ngân sách có hiệu quả; giámsát chấp hành NSNN; lập báo cáo quyết toán, công khai ngân sách.1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước- Đối với cơ quan tài chính: thực hiện chức năng kế toán NSNN là bộphận Quản lý ngân sách, có trách nhiệm Tổng hợp, lập, trình dự toán NSNNvà phương án phân bổ ngân sách hàng năm, phối hợp lập dự toán, phương ánphân bổ chi đầu tư phát triển; Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách củacác đơn vị sử dụng ngân sách, ngân sách cấp dưới, tổng hợp, trình Chính phủđể trình Quốc hội (đối với Bộ tài chính), tổng hợp quyết toán NSĐP trìnhUBND cùng cấp để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn tổng quyết toán NSNN.- Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước: Bộ máy kế toán NSNN trong hệthống được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo củaTổng Giám đốc KBNN. Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập;đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ củađơn vị kế toán KBNN cấp trên, thực hiện chức năng kế toán thu, chi NSNN.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước1.3.2.1. Về chứng từ kế toán ngân sách nhà nướcChứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.Hệ thống chứng từ trong kế toán NSNN có nhiều loại: Theo nội dungkinh tế có chứng từ thu NSNN, chứng từ chi NSNN, chứng từ thanh toán;phân loại theo nguồn của chứng từ thì có chứng từ do KBNN lập, chứng từdo các đối tượng có quan hệ với NSNN chuyển đến; phân loại theo hình thứcthì có chứng từ giấy theo mẫu, chứng từ do các đơn vị được phép phát hànhtheo mẫu, chứng từ điện tử.iv1.3.2.2. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toánTài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệthống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế.Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệthống tình hình vận động của các đối tượng kế toán.Hệ thống tài khoản trong kế toán NSNN gồm các nhóm: Nhóm loại 2 Tạm ứng và cho vay; Nhóm loại 3 - Chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và cácnguồn vốn khác; Nhóm loại 4 - Cân đối ngân sách và các hoạt động nghiệp vụkho bạc nhà nước; Nhóm loại 5 - Vốn bằng tiền; Nhóm loại 6 - Thanh toán;Nhóm loại 7 - Thu ngân sách nhà nước; Nhóm loại 8 - Nguồn vốn chuyêndùng; Nhóm loại 9 - Nguồn vốn vay và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: