Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- Vũ Thùy Dương – C00934 ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNHTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS: Đồng Xuân Ninh Hà Nội – Năm 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN A - MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cầntận dụng những điều kiện bên ngoài để phát triển và sự liên kết giữacác quốc gia trở nên vô cùng quan trọng. Dòng vốn di chuyển giữacác nước mà đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp quốc tế là mộtminh chứng rõ nét cho mối quan hệ này. Ngày nay, các quốc giađang phát triển như Việt Nam rất cần vốn cho quá trình xây dựngphát triển nền kinh tế. Vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra bêncạnh việc sử dụng vốn hiệu quả là làm thế nào để thu hút nguồn vốnFDI vào quốc gia mình. Ở Việt Nam, nguồn vốn FDI đã phát huy rõ rệt được vai tròcủa nó trong quá trình đổi mới, CNH- HĐH đất nước. Hiện nay, vớinhững tiềm năng lợi thế của mình, Việt Nam, đặc biệt sau khi ranhập các tổ chức như WTO; APEC; TPP; ASIAN .... đã thu hút đượcmột lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên,khác với thời gian trước khi nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư vào cáctrung tâm kinh tế lớn của đất nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đà Nẵng,... thì giờ đây, nhờ những nỗ lực xúc tiến đầu tưcủa các địa phương, rất nhiều cái tên mới đã nổi lên như QuảngNinh, Vĩnh Phúc,... hay Ninh Bình. Một trong những công cụ đượccác địa phương sử dụng để thu hút vốn FDI ngày càng trở nên hiệuquả là những công cụ xúc tiến đầu tư. Là một địa phương có nhiều lợi thế về tài nguyên thiênnhiên, khoáng sản, tài nguyên du lịch,... Ninh Bình đang có nhữngbước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Một 1trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển đó là nhờlượng vốn đầu tư mà tỉnh thu hút được, trong đó có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế làmhoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh chưathực sự đạt được hiệu quả kỳ vọng như mong muốn. Vậy thực trạnghiệu quả hoạt động thu hút đầu tư FDI của tỉnh Ninh Bình là như thếnào? Những thành tựu gì đã đạt được? Đâu là hạn chế và nguyênnhân của những hạn chế đó?... Để tìm câu trả lời cho những vấn đềnày, và những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI đốivới tỉnh trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do lựa chọn đề tài : “Đẩymạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnhNinh Bình” . 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục tiêu: Giải pháp Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp; + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. + Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động thu hút FDI trên địabàn tỉnh Ninh Bình - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánhgiá thực trạng của hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2giai đoạn 2013 -2017; trên cở sở đó đề ra một số giải pháp đẩy mạnhhoạt động thu hút vốn FDI của tỉnh giai đoạn 2018- 2022. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp thuthập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp thốngkê, phân tích, đối chiếu so sánh thu hút FDI giữa tỉnh Ninh Bình vớimột số tỉnh khác... để làm rõ tính đặc thù của tỉnh. 1.5. Những đóng góp của luận văn. - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đếnhoạt động thu hút đầu tư tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: