Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.82 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa lý luận về phát triển HTX và kinh nghiệm thực tiễn phát triển HTX nói chung, HTXNN nói riêng; đánh giá thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk; đề xuất các giải pháp để phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH CHIẾN THẮNGPHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang BìnhPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Như LiêmPhản biện 2: TS. Đỗ Thị NgaLuận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 02năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế hợp tác, mà phổ biến là hình thức HTX đã và đangđóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thếgiới. Ở Việt Nam, HTX là một trong những mô hình phù hợp để pháttriển nông nghiệp, cải thiện cuộc sống nông dân và giải quyết các vấnđề xã hội ở nông thôn. Phong trào HTX được hình thành và phát triểntừ năm 1955, song đến nay hoạt động của HTX, đặc biệt là HTXNN,còn nhiều mặt yếu kém, chưa thật sự phát huy các giá trị của kinh tếtập thể trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trong thời gian qua, HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk tuy có sự pháttriển về số lượng, thu hút một lượng khá lớn hộ nông dân và laođộng tham gia, nhưng nhiều HTX còn rất yếu kém, tồn tại hình thức;thu nhập của thành viên và người lao động trong HTX vẫn ở mứcthấp. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp để phát triển, nâng cao hiệuquả hoạt động của các HTXNN đối với tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết. Từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển hợptác xã nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về phát triển HTX và kinh nghiệm thựctiễn phát triển HTX nói chung, HTXNN nói riêng. - Đánh giá thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất các giải pháp để phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát triển HTXNN. - Khách thể nghiên cứu: Các HTXNN. - Đối tượng khảo sát: Các HTXNN trên địa bàn Đắk Lắk. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Chủ yếu là địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển HTXNN ởtỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2003-2013, tập trung là giai đoạn 2009-2013 vàđề xuất các giải pháp phát triển HTXNN đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu HTXtrong mối quan hệ luôn vận động, phát triển với các đối tượng kháctrong nền KT-XH. Trên cơ sở đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụthể như: Phương pháp kế thừa; phương pháp thống kê mô tả, phântích; phương pháp chuyên gia; phương pháp SWOT, nhân - quả;phương pháp tư duy logic... 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển HTX Chương 2: Thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Các giải pháp phát triển HTXNN ở Đắk Lắk. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Phát triển HTX nói chung, HTXNN nói riêng đã được các tácgiả, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xem xét dưới nhiều góc độ với cáckhông gian, thời gian khác nhau. Qua đó, các tác giả đã tổng kết lịchsử hình thành, phát triển tư tưởng, các nguyên tắc cơ bản của HTX;đúc rút kinh nghiệm thực tiễn phát triển HTX và khuyến nghị cácgiải pháp cơ bản để phát triển HTX... Đó là những cơ sở lý luận vàthực tiễn quan trọng giúp chúng tôi kết thừa, tham khảo trong quátrình nghiên cứu, thực hiện luận văn này. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HTX 1.1.1. Khái niệm HTX Hợp tác trong quá trình sản xuất là một quy luật khách quancủa xã hội loài người. Người ta không thể sản xuất được nếu khôngkết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và đểtrao đổi hoạt động với nhau. Trên thế giới, HTX đã có lịch sử gần 200 năm phát triển liêntục. Ở mỗi nước, khái niệm HTX được diễn đạt khác nhau, song tựuchung đều mang các nội hàm: HTX là một tổ chức tự chủ của nhữngngười tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhucầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việcthành lập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấpnhận việc chia sẻ lợi ích và rủi ro, với sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: