Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" là phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước về đất rừng để làm cơ sở lý luận cho đề tài; đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về đất rừng của tỉnh Savannakhet; đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đà Nẵng là thành phố biển, là một trong những đô thị lớn của nước ta,cửa ngõ giao thông, giao lưu quan trọng và là một trọng điểm trong cực pháttriển kinh tế - xã hội của miền Trung và Tây nguyên Việt nam. Nơi đây hội đủđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, là đầu mối giao thông quantrọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và cảng biển của khu vựctrong nước và Quốc tế, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốcphòng , an ninh của khu vực miền Trung và cả nước; Đà Nẵng phải phấn đấu đểtrở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa và cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp trước năm 2020.Chính vì vậy, ở Đà Nẵng giao thông vận tải không chỉ có vai trò là cơ sở hạtầng phải đi trước một bước mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mà nócòn mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch vốn là ưu thếđặc biệt của Đà Nẵng. Mạng lưới VTKCC của thành phố Đà Nẵng hiện nay đã và đang được xâydựng dựa trên “Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng củaĐà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” do UBND thành phốĐà Nẵng phê duyệt tại quyết định 524/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2005.Nhưng do đặc điểm về tự nhiên cũng như điều kiện về xã hội, năng lực tàichính, mạng lưới vận tải khách công cộng tại thành phố Đà Nẵng chỉ tập trungvào phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt là chủ yếu. Tuynhiên, theo thời gian, cùng với đô thị hoá một số vùng nông thôn vành đai, cáckhu công nghiệp được hình thành nhằm phát triển thúc đẩy các ngành kinh tếcông nghiệp, dịch vụ và du lịch, để thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinhtế của Thành phố, mạng lưới VTKCC đang vận hành cũng như trong quy hoạchđã có một số vấn đề tồn tại. Do đó việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp kịp thờiđể hoàn thiện hệ thống mạng lưới VTKCC cả về kết cấu hạ tầng cũng như tổchức quản lý và điều hành nhằm tạo ra một hệ thống mạng lưới VTKCC tạithành phố Đà Nẵng tối ưu, hoàn chỉnh và phù hợp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu riêng về mạng lướiVTKCC đường bộ bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong địnhhướng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020. 3. Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ Để công tác hoàn thiện mạng lưới VTKCC được khoa học, cần thực hiệnđồng bộ ba tổ hợp công việc sau - Xác định nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân. - Thiết lập các nguồn lực cần thiết để đáp ứng các nhu cầu đó. 2 - Quản lý, điều hành quá trình cung cấp dịch vụ vận tải xe buýt cho người dân. Ngoài ra còn nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết vấn đề khó khăn lâu naycủa Đà Nẵng trong việc bù lỗ cho các doanh nghiệp tham gia VTKCC, nên dẫnđến không thể thực hiện được các quyết định phát triển VTKCC tại thành phốĐà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp phân tích thống kê, so sánh, đánh giá. - Phương pháp tổng hợp thống kê để hệ thống hóa các tài liệu. - Phương pháp mô hình hóa. 5. Bố cục đề tài nghiên cứu - Chương 1 Cơ sở lý luận chung chung về mạng lưới VTKCC - Chương 2 Hiện trạng mạng lưới VTKCC ở Đà Nẵng - Chương 3 Hoàn thiện mạng lưới VTKCC tại Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Phát triển VTKCC giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững đôthị, nó tạo tiền đề cho việc phát triển chung của đô thị, là nhân tố chủ yếu để tiếtkiệm thời gian đi lại và chi phí tài chính của người dân đô thị, góp phần tăngnăng suất lao động xã hội, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của phươngtiện cơ giới cá nhân, tiết kiệm chi phí đầu tư cho việc đi lại của người dân, lànhân tố đảm bảo trật tự, ổn định xã hội. Trong đó VTKCC bằng xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trongmạng lưới VTKCC. Nó đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển khách trong nộiđô, cũng như từ những khu vực trung tâm đến các vùng vành đai của thành phố. Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về VTKCC và đãđưa vào thực tiễn, nhưng các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ báo cáonghiên cứu khả thi để lập các dự án đầu tư mạng lưới VTKCC mà chưa đi sâunghiên cứu mang tính hệ thống của VTKCC. Đối với thành phố Đà Nẵng cũngkhông ngoại lệ, hầu như chưa có một nghiên cứu tổng quát về mạng lướiVTKCC, chỉ có các nghiên cứu báo cáo khả thi về VTKCC. Tuy nhiên để thựchiện đề tài này tác giả đã kế thừa các nghiên cứu liên quan đến VTKCC của cáccá nhân, tổ chức trong nước, tham khảo tài liệu, giáo trình chuyên ngành về lĩnhvực vận tải và tham khảo mô hình quản hoạt động VTKCC của nước ngoài. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: