Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật chịu mặn để xử lý môi trường nền đáy tại khu vực âu thuyền Thọ Quang thành phố Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại âu thuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng. Đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy âu thuyền Thọ Quang bằng chế phẩm vi sinh vật (gồm các nhóm vi sinh vật bản địa được phân lập từ mẫu bùn và mẫu nước âu thuyền) trong phòng thí nghiệm. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật chịu mặn để xử lý môi trường nền đáy tại khu vực âu thuyền Thọ Quang thành phố Đà NẵngĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOALÊ XUÂN THANH THẢONGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬTCHỊU MẶN ĐỂ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NỀN ĐÁY TẠI KHUVỰC ÂU THUYỀN THỌ QUANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGChuyên ngànhMã số: Kỹ thuật môi trường: 60.52.03.20TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨKỸ THUẬT MÔI TRƯỜNGĐà Nẵng - Năm 2017Công trình được hoàn thành tạiTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOANgười hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VĂN MẠNHPhản biện 1: TS. Huỳnh Ngọc ThạchPhản biện 2: TS. Phạm Thị Kim ThoaLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Bách khoa vào ngày 29tháng 12 năm 2016.Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại họcBách Khoa. Thư viện Khoa Môi trường, trường Đại học Bách khoa, Đạihọc Đà Nẵng.1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiBiển và các thủy vực nước ven bờ đóng vai trò hết sức quantrọng đối với đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia, hiện nayô nhiễm ven biển đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng trầmtrọng hơn tại Việt Nam.Khu trú bão và neo đậu tàu thuyền Thọ Quang (gọi tắt là Âuthuyền Thọ Quang) được hình thành và đưa vào hoạt động từ năm2004 nhằm giúp cho tàu thuyền vào neo đậu trú bão an toàn. Ngoàira, tàu thuyền có thể vào neo đậu để bốc dỡ hàng hóa, bán cá, mualương thực thực phẩm, ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền và khai tháccác hoạt động dịch vụ khác. Trong thời gian vừa qua, chất lượngnguồn nước tại đây ngày càng suy giảm rõ rệt. Nước thải từ các nhàmáy trong khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, chợ đầumối thủy sản, cảng cá, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư… xả vào âuthuyền đã gây lên tình trạng ô nhiễm nặng nề, mùi hôi nồng nặc, đặcbiệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng, làm ảnh hưởng tới mỹquan đô thị, môi trường và sức khỏe của người dân nhiều năm qua.Xuất phát từ những định hướng lớn, chủ trương đúng đắn củathành phố Đà Nẵng và nhận thấy nghiên cứu và làm sạch môi trườnglà một trong những nhiệm vụ mang lại lợi ích cho chính mình vàcộng đồng, nên tôi xin đề xuất thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứngdụng chế phẩm vi sinh vật chịu mặn để xử lý môi trường nền đáytại khu vực âu thuyền Thọ Quang thành phố Đà Nẵng. Đề tài cóthể là nền tảng cơ sở thực tiễn để xây dựng giải pháp giảm thiểu ônhiễm tại âu thuyền Thọ Quang - một điểm nóng về ô nhiễm môitrường của thành phố Đà Nẵng.22. Mục tiêu nghiên cứu- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại âuthuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng;- Đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy âu thuyền Thọ Quang bằngchế phẩm vi sinh vật (gồm các nhóm vi sinh vật bản địa được phânlập từ mẫu bùn và mẫu nước âu thuyền) trong phòng thí nghiệm;- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm góp phần cải thiện chấtlượng môi trường tại âu thuyền Thọ Quang.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu:- Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại âu thuyền ThọQuang, thành phố Đà Nẵng;- Mô hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật chịu mặntrong việc xử lý các chất ô nhiễm trong bùn đáy âu thuyền tại PTN.Phạm vi nghiên cứu:Khu vực âu thuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và môhình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật chịu mặn trong phòng thí nghiệmtại Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp điều tra, khảo sát;- Phương pháp thu thập thông tin;- Phương pháp kế thừa;- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường;- Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm;- Phương pháp mô hình tại phòng thí nghiệm;- Phương pháp xử lý số liệu;35. Ý nghĩa của đề tàiÝ nghĩa khoa học:Những kết qủa nghiên cứu của luận văn sẽ là những căn cứmang tính nền tảng cơ sở khoa học bước đầu để tìm ra các giải phápphù hợp nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước tại khu vực âuthuyền Thọ Quang.Ý nghĩa thực tiễn:- Hỗ trợ cho Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang,các cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát cũng như hạn chếtình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực âu thuyền Thọ Quang.- Cải thiện chất lượng môi trường cho người dân sống xungquanh khu vực âu thuyền, đem lại hiệu ứng tích cực về cảnh quanmôi trường cho thành phố Đà Nẵng.6. Bố cục đề tàiNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảovà Phụ lục, luận văn bao gồm 03 chương như sau:Chương 1 – TỔNG QUAN: giới thiệu sơ lược về vai trò củavùng biển ven bờ, về hiện trạng chất lượng môi trường nước biển venbờ ở nước ta và thành phố Đà Nẵng. Giới thiệu đôi nét về âu thuyềnThọ Quang cũng như hiện trạng môi trường tại đây;Chương 2 – ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP:nêu rõ đối tượng của nghiên cứu, các nội dung mà nghiên cứu thựchiện và phương pháp sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận văn;Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: nêu rõ các kết quảmà luận văn đã đạt được. Bao gồm việc đánh giá hiện trạng chấtlượng môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: