Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 542.27 KB
Lượt xem: 48
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; Luận văn đi phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để làm sáng tỏ những bất cập, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền của trẻ em dưới 18 tuổi khi phạm tội và từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................../................. ......../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HOÀI BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK – NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Phượng Phản biện 1: TS. Nguyễn Thu An, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Hương, Đại học Luật Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02- Đường Trương Quang Tuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 02 tháng 6 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những quan điểm xuyên suốt về đường lối và các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “…Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em; nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng…” Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội đã gia tăng về số lượng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng đồng mà còn nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai. Bộ luật hình sự năm 2015 đã hoàn thiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ người chưa thành niên, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội được ghi nhận tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm sự phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, 1 chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung như nguyên tắc xử lý, phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, xóa án tích, các chế định pháp lý về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt. Thực tiễn những năm qua cho thấy việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử còn có nhiều bất cập, hạn chế do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận; phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội và đánh giá thực tiễn áp dụng trên một địa bàn cụ thể; qua đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng thực tiễn xét xử bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, học viên đã lựa chọn Đề tài “Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền con người trong xét xử nói riêng đã có công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau: Khoa học pháp lý, quyền con người, xã hội học…Để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận một số công trình nghiên cứu sau: * Sách và các đề tài nghiên cứu các cấp 2 Cuốn sách: “Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em” của Vũ N ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................../................. ......../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HOÀI BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK – NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Phượng Phản biện 1: TS. Nguyễn Thu An, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Hương, Đại học Luật Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02- Đường Trương Quang Tuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 02 tháng 6 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những quan điểm xuyên suốt về đường lối và các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “…Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em; nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng…” Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội đã gia tăng về số lượng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng đồng mà còn nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai. Bộ luật hình sự năm 2015 đã hoàn thiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ người chưa thành niên, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội được ghi nhận tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm sự phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, 1 chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung như nguyên tắc xử lý, phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, xóa án tích, các chế định pháp lý về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt. Thực tiễn những năm qua cho thấy việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử còn có nhiều bất cập, hạn chế do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận; phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội và đánh giá thực tiễn áp dụng trên một địa bàn cụ thể; qua đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng thực tiễn xét xử bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, học viên đã lựa chọn Đề tài “Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền con người trong xét xử nói riêng đã có công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau: Khoa học pháp lý, quyền con người, xã hội học…Để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận một số công trình nghiên cứu sau: * Sách và các đề tài nghiên cứu các cấp 2 Cuốn sách: “Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em” của Vũ N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp Luật Hành chính Quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dânGợi ý tài liệu liên quan:
-
30 trang 555 0 0
-
26 trang 288 0 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Một số nội dung cơ bản của Luật hành chính
11 trang 282 0 0 -
26 trang 276 0 0
-
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương
32 trang 263 0 0 -
25 trang 179 0 0
-
Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái
169 trang 167 0 0 -
100 trang 163 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
34 trang 150 0 0