Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.57 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh" là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật đối với lao động chưa thành niên; phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên tại Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đưa ra quan điểm và các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM HUỲNH HẢI SƠNTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Tuấn Khanh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 501, Nhà E - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 - Đường 3 Tháng 2 - Quận 10 – TP Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 08 giờ 13 tháng 07 năm 2024Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Học viện Hành chính Quốc gia LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực lao động cho hoạt độngkinh doanh sản xuất cũng như nhu cầu đảm bảo cuộc sống của laođộng chưa thành niên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngườiđủ từ 15 tuổi trở lên có thể tham gia vào hầu hết các quan hệ lao độngmà pháp luật không cấm, có quyền tham gia vào quan hệ lao độngcũng như là một yếu tố trong quan hệ sản xuất. Trong mối quan hệ laođộng với người sử dụng lao động, người lao động chưa thành niênluôn ở vị trí yếu thế, phụ thuộc, phải chịu sự quản lý, điều hành củangười sử dụng lao động và quyền lợi của họ dễ bị người sử dụng laođộng xâm phạm. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo việc làm, thu nhậpcủa người lao động chưa thành niên, pháp luật lao động còn dànhnhững quy định riêng dành cho đối tượng này nhằm mục đích đảmbảo quyền lợi và sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần củangười lao động chưa thành niên. Tuy nhiên, các quy định của phápluật về lao động chưa thành niên chỉ thực sự đi vào cuộc sống thôngqua quá trình thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên của cácchủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niêntạo cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện và bảo vệ quyềnlợi của người lao động chưa thành niên trong mối quan hệ pháp luậtlao động. Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật đối vớilao động chưa thành niên và đặc biệt là việc bóc lột lao động nhỏ tuổivẫn đang diễn ra phổ biến và là một vấn đề hết sức lo ngại. Vẫn còntình trạng người sử dụng lao động chậm chi trả hoặc nợ tiền lương, 1bảo hiểm xã hội của người lao động chưa thành niên, bắt ép người laođộng chưa thành niên làm thêm giờ trái quy định của pháp luật, sửdụng người lao động chưa thành niên làm những công việc không phùhợp với sức khỏe và độ tuổi của họ. Điều này chứng tỏ việc thực hiệnpháp luật về lao động chưa thành niên còn nhiều tồn tại, hạn chế. Dovậy, việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niênlà cần thiết và phù hợp với xu hướng của quốc tế trong việc đảm bảoquyền con người mà đặc biệt là những người chưa phát triển hoànthiện về tâm sinh lý. Với những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài “Thực hiện phápluật về lao động chưa thành niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh”làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện nay, đã có rất nhiều bài báo, bài viết, công trình khoahọc nghiên cứu về vấn đề lao động chưa thành niên, có kể đến một sốbài báo, bài viết, công trình nghiên cứu sau: Bài viết về vấn đề “Sửdụng lao động là người chưa thành niên” của Luật sư Phan Thị Tuyết- Văn phòng Luật sư Hoàn Kiếm đăng trên Tạp chí điện tử Luật sưViệt Nam ngày 28/03/2021; Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Bùi ThịMỹ Viện - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với tên đềtài là “Pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động chưa thành niên”; Bàiviết “Lao động trẻ em từ Luật đến thực tiễn” của tác giả Lê Minh Longđăng trên báo Đại đoàn kết tháng 07/2019; Bài viết của tác giả Lê Anhvới nhan đề “Góc nhìn đại biểu: Giải quyết vấn đề lạm dụng sức laođộng trẻ em cần sự tham gia chủ động, tích cực của xã hội” đăng trênCổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam ngày 07/04/2021; Bài viết 2có nhan đề “Giảm thiểu lao động trẻ em: cần hành động thiết thực”của tác giả Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng. Tóm lại, đến nay đã nay đã có khá nhiều công trình nghiêncứu dưới nhiều hình thức khác nhau về vấn đề người lao động chưathành niên hay lao động trẻ em nhưng các công trình này mang tínhtoàn diện đầy đủ chưa cao, nhiều vấn đề còn bỏ ngõ chưa được nghiêncứu. Do vậy, đề tài “Thực hiện pháp luật về lao động chưa thànhniên tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu về ngườilao động chưa thành niên dưới góc độ pháp luật một cách tương đốitoàn diện và có hệ thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đềlý luận về thực hiện pháp luật đối với lao động chưa thành niên; phântích và đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về laođộng chưa thành niên tại Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đưa ra quanđiểm và các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định củapháp luật về lao động chưa thành niên và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về lao động chưa thành niên tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn sẽ tập trung giảiquyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: