Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.22 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn làm sáng tỏ nội dung lý luận của chế định lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam như: Lỗi và cơ chế hình thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khái niệm lỗi,... Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân định rõ các hình thức lỗi, các dạng lỗi trong thực tiễn xét xử, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập trong việc áp dụng chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt NamLỗi cố ý trong luật hình sự Việt NamNguyễn Thị NhuầnKhoa LuậtLuận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn HùngNăm bảo vệ: 2011Abstract. Làm sáng tỏ nội dung lý luận của chế định lỗi cố ý trong Luật hình sựViệt Nam như: Lỗi và cơ chế hình thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khái niệmlỗi… Đi sâu nghiên cứu và phân định rõ các hình thức lỗi, các dạng lỗi trong thựctiễn xét xử, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập trong việc áp dụng chúng. Phântích và làm sáng tỏ sự thể hiện lỗi cố ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.Làm sáng tỏ và sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và ý nghĩa của chế định lỗi cố ý trongviệc định tội danh và định khung hình phạt trong việc áp dụng Luật hình sự.Keywords. Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Lỗi cố ýContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc nghiên đề tàiLỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi đó. Vì thế,nó là yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm củahành vi và sự nguy hiểm của người phạm tội. Lỗi cho phép người ta hiểu được rằng, tội phạmkhông chỉ là kết quả của một việc làm sai trái mà còn là hệ quả của một thái độ, một sự nhậnthức. Việc ghi nhận lỗi như là một yếu tố thuộc về căn cứ của trách nhiệm hình sự, là mộtnguyên tắc quan trọng của luật hình sự nước ta. Nguyên tắc đó là cơ sở của chính sách hìnhsự của nhà nước. Việc thừa nhận lỗi với tính cách là cơ sở của mặt chủ quan của trách nhiệmhình sự thể hiện sự tôn trọng một cách đầy đủ và sâu sắc phẩm giá của con người. Luật hìnhsự của chúng ta coi con người là chủ thể có ý thức và lý trí, có thể tự hiểu được và đánh giáđược hành vi của mình, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân mình. Do đó chúng ta nhìnnhận lỗi như là một yếu tố không chỉ mang tính pháp lý mà còn có cả giá trị đạo đức, vănminh, lỗi thể hiện cơ sở đạo lý của trách nhiệm hình sự. Con người chỉ có thể chịu tráchnhiệm về hành vi của mình, về những gì con người đó hiểu được, những gì nằm trong tầmkiểm soát của sự nhận thức. Không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng tự lựachọn cách ứng xử và hành động của con người.Lỗi trong luật hình sự là một chế định trung tâm và có thể coi là vô cùng phức tạp.Với bản chất là dấu hiệu của tội phạm, ở một mức độ nào đó cho phép các cơ quan bảo vệpháp luật và toà án phân biệt đâu là hành vi có tính chất tội phạm, đâu là hành vi khôngcó tính chất tội phạm và tương ứng như vậy sẽ quyết định được người đó có phải chịutrách nhiệm hình sự hay không.Lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấmphải được các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án khẳng định dứt khoát là có lỗi hay khôngcó lỗi. Nếu có người đó đã phạm tội, không thể có trường hợp thứ ba cái gọi là “nghi ngờlỗi”. “Không có lỗi thì không thể có trách nhiệm hình sự”. Đó cũng là một trong những yêucầu đòi hỏi dân chủ và khách quan, công bằng trong hệ thống pháp luật của nhà nước phápquyền.Lỗi phản ánh những diễn biến tâm lý thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vivà của người thực hiện hành vi đó. Vì vậy, lỗi giúp cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án có thểcá thể hoá trách nhiệm hình sự một cách chính xác. Đồng thời các hình thức của lỗi còn là cơsở để định tội danh với những trường hợp mà việc phân hoá trách nhiệm hình sự tối đa đượcdựa trên sự phân định các hình thức lỗi.Việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự gắn liền với xuất pháttừ mục đích của luật hình sự, của trách nhiệm hình sự và hình phạt, chúng ta đều biết rằngmục đích của luật hình sự và trách nhiệm hình sự là giáo dục và cải tạo người phạm tội. Nếutrách nhiệm hình sự và hình phạt được áp dụng cho một người không kiểm soát được hành vicủa mình, không nhận thức được về hành vi đó, thì trách nhiệm hình sự và hình phạt khôngcó ý nghĩa, thậm chí là vô nhân đạo, phi nhân tính. Luật hình sự của chúng ta cũng như đạo lýcủa nhân dân ta không chấp nhận những việc làm như truy cứu trách nhiệm hình sự người vôtội, những người còn nhỏ chưa hiểu được hành vi của mình.Xuất phát từ những lý do và ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàndiện về chế định lỗi, đặc biệt là hình thức lỗi cố ý trong luật hình sự là cần thiết và quan trọng để gópphần nâng cao nhận thức - khoa học về việc tiếp tục hoàn thiện nó trong pháp luật hình sự Việt Namhiện hành. Do đó, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam”.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiLỗi cố ý đã từ lâu được nhà nghiên cứu đề cập đến trong luật hình sự Việt Nam, chếđịnh lỗi cố ý luôn được chú ý đúng mức. Qua từng bước phát triển của luật hình sự Việt Namchế định đó từng bước được phát triển và hoàn thiện. Trong nước, đáng chú ý nhất là cáccông trình của các nhà nghiên cứu như: Lê Cảm, Trần Văn Độ, Kiều Đình Thụ, NguyễnNgọc Hoà, Đào Trí Úc…mà ở đó các khía cạnh khác nhau của lỗi cố ý đã được làm rõ, chẳnghạn như: khái niệm, các hình thức và mức độ của lỗi nói chung và của lỗi cố ý nói riêng…Đềtài lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam trước đây cũng đã được nhắc đến rất nhiều, tuynhiên hiện tại nó vẫn là vấn đề mũi nhọn của Luật hình sự…3. Mục đích và nhiệm vụ của luận vănMục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu một cách chuyên sâu và có tính hệ thốngvề chế định lỗi trong Luật hình sự Việt Nam; phân biệt rõ các hình thức lỗi và các dạng lỗi tronglý luận và thực tiễn áp dụng Luật hình sự ở nước ta.Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệmvụ cụ thể như sau:Một là, làm sáng tỏ nội dung lý luận của chế định lỗi cố ý trong Luật hình sự ViệtNam như: Lỗi và cơ chế hỡnh thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khái niệm lỗi…Hai là, đi sâu nghiên cứu và phân định rõ các hình thức lỗi, các dạng lỗi trong thựctiễn xét xử, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập trong việc áp dụng chúng.Ba là, phân tích và làm sáng tỏ sự thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: