Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm sáng tỏ về mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt NamMột số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế địnhán tích trong luật hình sự Việt NamPhùng Đăng TrườngKhoa LuậtLuận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số 60 38 40Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh HùngNăm bảo vệ: 2014Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Chế định án tích.ContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiBộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là một trong nhữngcông cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm,góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, gópphần giữ gìn, duy trì trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tinh thần vàsự tiến bộ của BLHS năm 1985 nhưng kể từ năm 1999 đến nay, BLHS năm 1999 đã bộc lộ nhữngbất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự mà cả trên phươngdiện nhận thức và lý luận.Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay, việcnghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và đưa ra các kiến giải lập pháp là vô cùng cần thiết vàquan trọng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng mà đối với cả hệ thống pháp luậtViệt Nam nói chung.Án tích là một trong những chế đinh rất quan trọng trong phần chung của BLHS. Việc̣nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận là một đòi hỏi cấp bách, không chỉ gópphần làm cho nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về chế định án tích mà còn giúp cho cáccơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Bảo đảm cácquyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Từ trước đến nay, về mặt lý luận, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cáchtổng thể, toàn diện và có hệ thống vấn đề liên quan đến chế định án tích. Ngoài ra, việc hiểu vấnđề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Như vậy,đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, điều đó đặt ra yêu cầuhết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện về mặt lý luận vấnđề liên quan đến chế định án tích để đưa ra các lý giải khoa học và mô hình lý luận vấn đề nàyđồng thời cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự mà cụ thể làBLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cácquy phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giaiđoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay.Từ những lý do phân tích trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học củamình.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiQua nghiên cứu và tham khảo BLHS của một số nước trên thế giới, BLHS Việt Namnăm 1985, năm 1999 thì có thể thấy án tích là một trong những chế định quan trọng và phức tạptrong pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu về chế định này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Nhìn chung, đã có một số bài viết, khóa luận tốt nghiệp lý giải vấn đề trên góc độ lý luận nhưngvẫn chưa đưa ra được một bức tranh tổng quát cũng như các kiến giải lập pháp về chế định này.Ở Việt Nam, chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này đã có một sốcông trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:Đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn XuânNghiệp, luận văn thạc sĩ luật học năm 2006; đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự ViệtNam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khóa luận tốt nghiệp cử nhân năm 2003.Ngoài ra, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau đây: GS.TSKH Lê VănCảm, Mục VII, Chương VIII – Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự, sách chuyên khảo sauđại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nhà xuất bản (NXB)Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Mục VI, Chương XVII – Thời hiệuthi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích,Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người chưa thành niênphạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội, 2003.Bên cạnh đó còn có các bài viết sau đây: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo luật hình sự Viêt Nam1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; Phạm Hồng Hải, “Xóa án”, trong sách: Môhình lý luận về BLHS Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993;…Từ một số nội dung đề cập ở trên cho thấy các công trình và bài viết nghiên cứu liênquan đến chế định án tích đã đưa ra những qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: