Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.92 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày một số vấn đề chung về hình phạt cảnh cáo như: khái niệm, đặc điểm của hình phạt cảnh cáo, phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và cảnh cáo với tính cách là biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt NamMột số vấn đề lý luận và thực tiễn về hìnhphạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt NamĐinh Thị Hoài PhươngKhoa LuậtLuận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40Người hướng dẫn: TS. Trịnh Tiến ViệtNăm bảo vệ: 2010Abstract. Trình bày một số vấn đề chung về hình phạt cảnh cáo như: khái niệm, đặcđiểm của hình phạt cảnh cáo; phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn trách nhiệmhình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và cảnh cáo với tính cách là biệnpháp xử lý vi phạm hành chính. Khái quát sự phát triển của chế định hình phạt nóichung, hình phạt cảnh cáo nói riêng, nghiên cứu các quy định cụ thể và đánh giáthực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự hiệnhành của Việt Nam trong lịch sử pháp luật hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay,đánh giá những mặt ưu, những tồn tại và các nguyên nhân cơ bản của những tồn tạiđó. Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hình phạtcảnh cáo trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong thực tiễn.Keywords. Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Hình phạt; Cảnh cáoContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiPháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nướcta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảovệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyền làm chủ của nhân dân, quyềnbình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, antoàn xã hội, đồng thời, pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáodục mọi người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật.Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy hệthống hình phạt được quy định phong phú và đa dạng, có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiệnqua từng thời kỳ. Hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 1999 là kết quả của nhiều lầnsửa đổi và bổ sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng và thi hành các loại hình phạt củacác cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án.Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hình phạt có ý nghĩa quyết định vàgóp phần phát huy được vai trò tích cực là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệthống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã hội đến tội phạm. Tuy nhiên, cùng với quátrình phát triển toàn diện của đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quathực tiễn áp dụng, nhiều quy định về hình phạt trong hệ thống hình phạt nói chung và hìnhphạt cảnh cáo nói riêng của Bộ luật hình sự năm 1999, mặc dù Bộ luật này đã được sửa đổi,bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 vẫn còn một số bất cập và hạn chế (như:chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo, ở một chừng mực nhấtđịnh, điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo chưa được quy định chặt chẽ và hợp lý, đồng thời,cần bổ sung quy định của Bộ luật hình sự với nội dung tăng tính cưỡng chế của hình phạtcảnh cáo; v.v...).Một số tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra những vướng mắc, lúng túng và có không íttrường hợp áp dụng còn chưa thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự trong hoạt độngxét xử của Tòa án các cấp. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, do chưa đánh giá hết vai trò,chức năng, công dụng của hình phạt cảnh cáo trong cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòngngừa tội phạm, nên các Tòa án còn ít quan tâm áp dụng hình phạt; khi áp dụng còn có trườnghợp không đúng, vi phạm nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng hình phạt cảnh cáo. Tất cảnhững vấn đề này là nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong áp dụng và thi hành hình phạtcảnh cáo.Hiện nay, khoa học luật hình sự trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học nghiêncứu về hình phạt, nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể và có hệ thống những khía cạnh lýluận chung nhất về hình phạt hoặc về các hình phạt chính hay hình phạt bổ sung mà chưa có mộtcông trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc riêng về hình phạt cảnh cáodưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang thựchiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chínhtrị về Một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nội dung sớmhoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lượcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật…, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiệntrong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù…. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về hình phạt cảnh cáo và thực tiễn áp dụng đểlàm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nângcao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháplý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để chúng tôi lựa chọn đề tài Một sốvấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam làm luận vănthạc sĩ luật học.2. Tình hình nghiên cứu của đề tàiDo hình phạt có vị trí, vai trò quan trọng trong luật hình sự, nên ở trong và ngoài nước đãcó nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những khía cạnh,phương diện khác nhau về hình phạt và hệ thống hình phạt, trong đó có hình phạt cảnh cáo.Vấn đề hình phạt đã được nhiều chuyên gia ở nước ngoài nghiên cứu như: Sargorotxki,Hình phạt, mục đích và hiệu quả của nó, Leningrat 1973 (tiếng Nga); A. Merle và A. Vitu,Những vấn đề chung về khoa học hình sự. Luật h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: