Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.97 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thi hành án hình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự. Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án hình sự vào thi hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải PhòngNâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tạithành phố Hải PhòngBùi Thanh TùngKhoa LuậtLuận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60.38.40Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Ngọc QuangNăm bảo vệ: 2011Abstract: Trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thi hành ánhình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự. Nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án hình sự vào thi hành. Trên cơ sở đó sosánh, đối chiếu với tình hình thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng. Phântích và nêu ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, thiếu sót trong việc đưabản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ năm 2002 đến 2009. Đề xuấtnhững giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự.Keywords: Luật hình sự; Án hình sự; Hải Phòng; Pháp luật Việt NamContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiThi hành án hình sự là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước với nội dung là thihành chính xác, kịp thời phán quyết tại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án. Thực tế đã chỉ ra, các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chỉ có ý nghĩa khicác bản án và các quyết định của Tòa án đã có hiệu lực được đưa vào thi hành. Do vậy, việcthi hành bản án hình sự chiếm vị trí rất quan trọng trong tố tụng hình sự. Điều 22 Bộ luật Tốtụng hình sự quy định: Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải đượcthi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổchức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án,quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Trongphạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn tổchức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết địnhcủa Tòa án trong việc án. Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, có tráchnhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án,quyết định của Tòa án trong việc thi hành.Mặt khác, thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chínhlà thể hiện sự công bằng trong xã hội. Bất kì ai phạm tội cũng đều bị phát hiện, xử lí nghiêm minhvà phải chịu hình phạt. Thông qua việc thi hành bản án không chỉ để giáo dục, cải tạo đối vớingười bị kết án, mà còn góp phần giáo dục ý thức tuân theo pháp luật chung trong nhân dân, độngviên họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra việc chấp hànhnghiêm chỉnh bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án còn có ý nghĩa quan trọng của việcbảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, tình hình tội phạm cónhiều phức tạp, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra khám phá, xử lí số lượng không nhỏ cácvụ án hình sự. Mỗi năm có hàng trăm bản án hình sự được đưa vào thi hành. Tuy nhiên, việc thihành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng đang phát sinh nhiều vấn đề. Một số bản án chưađược đưa vào thi hành một cách nghiêm túc. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tưpháp nói chung và các cơ quan có trách nhiệm đưa bản án hình sự vào thi hành nói riêng. Do vậy,việc nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố HảiPhòng là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Với lí do đó, tác giả viết luận văn thạc sĩđề tài này với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm,giữ gìn an ninh trật tự đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.2. Tình hình nghiên cứuTrong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thi hành án hình sự.Trước hết, hoạt động thi hành án hình sự được phân tích trong một số giáo trình và sách thamkhảo như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tái bản lần thứ 5,năm 2009, của tập thể tác giả do TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Sách chuyên khảo: Phápluật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, năm2006, của tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh - PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng chủbiên; Sách chuyên khảo Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, năm2002, của TS. Trần Quang Tiệp... Hoặc được đề cập trong một số bài viết trên các tạp chí2chuyên ngành như: Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiệnnay, của Nguyễn Trọng Hách, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2002; Thi hành án: Bấtcập từ cơ quan pháp luật, của Nguyễn Khắc Bộ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2003;Một số vấn đề về thi hành án tử hình, của Võ Khánh Vinh, Tạp chí Tòa án nhân dân, số10/2004; Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa cáccơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước từ góc nhìn của hoạt động thihành án hình sự, của Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2003; Về Tạmđình chỉ chấp hành hình phạt tù, của Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2005; và khi xâydựng Bộ luật thi hành án, Ban soạn thảo của Bộ Tư pháp cũng có một số nghiên cứu, sơ kếttình hình thi hành bản án hình sự.Những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới chỉ dừng lại dưới dạng các bài viếtđăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình. Mặt khác,từ trước đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tình hình thi hành bản án hìnhsự trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng với bấtkì công trình nào đã được nghiên cứu trước đây.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tàiDo thi hành án hình sự là một đề tài rộng, bao gồm nhiều vấn đề từ việc đưa bản ánhình sự vào thi hành; quá trình chấp hành bản án hình sự của những người bị kết án tại các cơsở thi hành án; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thi hành án; trách nhiệm của cơ quan, tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: