Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.42 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm - sinh lý của con người trong từng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt NamNhững vấn đề lý luận và thực tiễn vềtuổi chịu trách nhiệm hình sựtheo Luật Hình sự Việt NamTheoretical and practical issues of ages bearing criminal responsibility in Vietnam Criminal LawNXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 111 tr. +Trần Thị Hoàng LanKhoa LuậtLuận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh VinhNăm bảo vệ: 2012Abstract: Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS trongsự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựatrên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm-sinh lý của con người trongtừng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật ViệtNam. Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu Trách nhiệm hình sự (TNHS), nhữngbất cập, vướng mắc và phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đưa ra giải phápkhắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sựViệt Nam trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và những dự báo trong tương lai.Keywords: Luật hình sự; Trách nhiệm hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm chưa thànhniênContent1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:Theo các kết quả nghiên cứu và thống kê mới của tội phạm học cho thấy rằng: tình hình tộiphạm ở nước ta trong những năm gần đây có gia tăng về số lượng, số vụ với tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội cao, cũng như sự xuất hiện nhiều loại tội phạm mới trong điều kiện nềnkinh tế thị trường và toàn cầu hóa khu vực và thế giới. Tội phạm xảy ra do các chủ thể trải dài vớinhiều biên độ kéo dài từ thấp đến cao của độ tuổi, nhiều vùng miền khác nhau và ở những ngườicó trình độ văn hoá khác nhau. Đặc biệt, một vấn đề nóng hổi hiện nay đó là tội phạm do lứa tuổichthành viên thực hiện (nói cách khác là hiện tượng “trẻ hóa tội phạm”) trong xã hội ngày một giatăng, độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng giảm và ở mức thấp trung bình từ14 đến 18 tuổi, thậm chí dưới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) với các hành vi phạm tộimanh động, liều lĩnh, hung bạo và tàn ác, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đặc biệtnghiêm trọng.Theo thống kê trong các báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao cho thấycon số người chưa thành niên bị xét xử trong thời gian qua như sau: năm 2000 là 3.906 bị cáo,năm 2001 là 3.441 bị cáo, năm 2002 con số này là 3.139 bị cáo, năm 2003 là 3.994 bị cáo, năm2004 là 2.540 bị cáo, năm 2005 là 4.599 bị cáo và càng những năm gần đây (2006-2009), con số1này càng tăng nhanh hơn. Số lượng bị cáo chưa thành niên xét xử hàng năm dao động từ 6,5% đến6,8% trên tổng số bị cáo. Nếu từ những năm 1990 trở về trước, hành vi phạm tội của người chưathành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, phạm tội do hoàn cảnh, không gâyảnh hưởng đến trật tự an xã hội, đến cơ cấu gia đình và thuần phong mỹ tục của dân tộc, thì nhữngnăm 1999 trở lại đây, hành vi phạm tội của người chưa thành niên thường là rất nghiêm trọng,cướp tài sản, hiếp dâm, giết người... Ví dụ, năm 1998, Tòa án nhân dân xử 4.022 bị cáo chưathành niên nhưng có đến 114 bị cáo phạm tội cướp tài sản, 183 bị cáo phạm tội hiếp dâm... và đếnnăm 2008 và những tháng đầu năm 2009 con số này tăng lên gần gấp đôi.Cũng theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ Công an), chỉriêng trong 5 năm (2000-2005) thực hiện Đề án Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ emvà tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đãphát hiện 47.000 vụ phạm pháp hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng nămchiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%. Từ năm 2005 đến nay, tìnhhình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao hơn, cả về mức độ lẫn sựnghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8.000 vụ viphạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên và năm 2007, 2008 thì trung bình cũngchiếm hơn 8.100 vụ vi phạm pháp luật. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏtuổi phạm tội. Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng lo ngại là cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội củađất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xãhội phát triển) đã nổi lên tình trạng một số thanh niên, học sinh, sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụtập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tổ chức các vụ đánhnhau, cướp giật, giết người, sử dụng ma tuý hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận mà cácphương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải.Những con số trên cho thấy tội phạm chưa thành niên diễn biến khá phức tạp, có nhiềuhướng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: