Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.19 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày khái quát các vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn (TTRG) trong tố tụng hình sự (TTHS) như: khái niệm, bản chất, ý nghĩa, mục đích, phạm vi, điều kiện, nội dung của TTRG,... cũng như mối quan hệ giữa TTRG với các mô hình tố tụng, với các nguyên tắc chung của TTHS và với pháp luật Hình sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà NộiThủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - lý luậnvà thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phốHà NộiVũ Quang DũngKhoa LuậtLuận văn ThS. ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc ChíNăm bảo vệ: 2008Abstract. Khái quát các vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn (TTRG) trong tố tụng hìnhsự (TTHS) như: khái niệm, bản chất, ý nghĩa, mục đích, phạm vi, điều kiện, nộidung của TTRG… cũng như mối quan hệ giữa TTRG với các mô hình tố tụng, vớicác nguyên tắc chung của TTHS và với pháp luật Hình sự. Đánh giá sơ lược lịch sửcủa chế định TTRG trong pháp luật TTHS Việt Nam từ trước đến nay. Phân tích,nhận xét một cách toàn diện các vấn đề về thực trạng áp dụng TTRG trong thời giantừ khi Bộ luật TTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2007 của các cơquan tiến hành tố tụng của 14 quận – huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thamkhảo tình hình xây dựng và áp dụng TTRG trong pháp luật TTHS ở một số nước tiêntiến trên thế giới. Đưa ra các luận giải về bản chất, ý nghĩa, yêu cầu xây dựng và ápdụng thủ tục tố tụng trong thời gian tới. Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện cácquy định về TTRG trong Bộ luật TTHS cũng như nhằm nâng cao hiệu quả áp dụngTTRG trong TTHS trên địa bàn thành phố Hà Nội.Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Thủ tục rút gọn; Tố tụng hình sự; HàNộiContent1. Tình cấp thiết của đề tàiBộ luật tố tụng hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 28 tháng 6 năm 1988 (có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 1989), làmột đạo luật quy định về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án cácvụ án hình sự. Qua 3 lần được sửa đổi, bổ sung (năm 1990, 1992 và 2000), Bộ luật tố tụnghình sự đã thực sự là công cụ pháp lý sắc bén, góp phần đặc biệt quan trọng trong cuộc đấutranh phòng - chống tội phạm, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổchức và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trên tấtcả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, Bộ luật tố tụng hình sựnăm 1988 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, thiếu sót. Thể hiện qua tình trạng quá tải trongđiều tra, truy tố và xét xử, án tồn đọng rất nhiều, sự vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụnghình sự về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, thời hạn tạm giữ, tạm giam…từ phía các cơ quantiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng vẫn thường xảy ra ở nhiều địa phương.Một trong những hạn chế dẫn đến tình trạng trên là việc Bộ luật không quy định về thủ tục rútgọn, một loại thủ tục đặc biệt tạo điều kiện cho quá trình giải quyết một số loại án diễn ranhanh chóng, kịp thời.Trước yêu cầu cải cách Tư pháp, cải cách thủ tục tố tụng tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đảng ta đã tổng kếtsâu sắc thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp và đề ra nhiều chủ trương,biện pháp nhằm xây dựng một nền Tư pháp lành mạnh, mang bản chất nhân dân, hoạt độngthực sự có hiệu quả.Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Nghiên cứu áp dụng thủ tụcrút gọn để xử lý kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng.” Tư tưởng này đã được Nghị quyếtsố: 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm của côngtác Tư pháp trong thời gian tới cụ thể hoá và nhấn mạnh: “Nghiên cứu để quy định và thựchiện thủ tục tố tụng hình sự rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang,chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng;…” Đây là những cơ sở chính trị và pháp lýquan trọng cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trên thực tế ở nước ta hiện nay.Thể chế hoá chủ trương và đường lối của Đảng, ngày 17/12/2003, Quốc hội nước ta đãthông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là bước đột phá quan trọng trong hoạt độngcải cách Tư pháp của nước ta. Đặc biệt là trong cải cách thủ tục tố tụng hình sự. Bộ luật đãdành chương XXXIV tại phần thứ bảy quy định về thủ tục rút gọn với tính chất là một thủ tụcđặc biệt trong tố tụng hình sự.Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý vẫn còn khá nhiều vấn đề về lý luận và thựctiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏhơn. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự ở nướcta hiện nay cũng như thực trạng áp dụng thủ tục này ở từng địa phương (nhất là địa bàn thànhphố Hà Nội - Thủ đô của cả nước) để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tụcnày trong thực tế, góp phần xử lý nhanh chóng, kịp thời, khách quan nhằm bảo vệ tốt hơn cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội là một nhu cầu kháchquan và cần thiết.Nghị quyết số: 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã tiếptục xác định: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng Tư pháp theo hướng dân chủ, bìnhđẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, đảm bảo sự tham gia và giám sát củanhân dân đối với hoạt động Tư pháp”. Và tiếp đó, Nghị quyết số: 49 - NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 cũng đã khẳngđịnh: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng Tư pháp; xây dựng cơchế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạcsĩ Luật học. Nội dung của đề tài cố gắng nghiên cứu một cách tổng thể về thực trạng áp dụngthủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự của 14 quận - huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đềtài cũng đưa ra những luận cứ khoa học về phạm vi, điều kiện, nội dung của thủ tục rút gọn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: