Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ QCN - Từ thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự tại VKSND tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu luận văn “ Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dântrong việc bảo vệ QCN - Từ thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụviệc dân sự tại VKSND tỉnh Đắk Lắk” với mục tiêu nhằm làm rõ nhữngvấn đề lý luận về QCN trong TTDS; Nêu được cơ sở pháp lý xácđịnh chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKS trong hoạt độngkiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự để đảm bảo QCN trongTTDS; Làm sáng tỏ hoạt động của VKS trong kiểm sát giải quyếtvụ việc dân sự để đảm bảo QCN trong TTDS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ QCN - Từ thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự tại VKSND tỉnh Đắk LắkBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………….. ……./…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ TRANG TRÁCH NHIỆM CỦA VIỆN KIỂM SÁTNHÂN DÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀNCON NGƯỜI – TỪ THỰC TIỄN KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK – NĂM 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: TS. Vũ Văn Tính Phản biện 2: TS. Đỗ Văn Dương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 205, Nhà A - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 02 - Đường Trương Quang Tuân – phường Tân An –thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 07 giờ 00 phút, ngày 02 tháng 8 năm 2024 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giá trị QCN được phổ biến rộng rãi trong cả nhân loại, là kếtquả của quá trình đấu tranh và phát triển kéo dài của tất cả cácdân tộc và nhân dân trên toàn cầu. Quyền của con người cần phảiđược thừa nhận bởi pháp luật, đó là những quyền tự nhiên, vốncó và được công nhận rộng rãi. Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về nhiệmvụ bảo vệ QCN của VKSND. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạncủa Viện Kiểm sát nhân dân đã được tăng cường và làm rõ, khôngchỉ giới hạn ở công tác kiểm sát mà còn mở rộng ra kiểm sát cáchoạt động của các cơ quan tư pháp. Vì lẽ đó, đề tài “Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dântrong việc bảo vệ QCN - Từ thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụviệc dân sự tại VKSND tỉnh Đắk Lắk” được chọn làm đề tàinghiên cứu luận văn thạc sĩ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiệnnay. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền của VKS trongTTDS nói chung, đối với công tác kiểm sát việc giải quyết cáctranh chấp dân sự nói riêng với mục tiêu bảo vệ QCN đã lôi cuốnsự chú ý của đông đảo tác giả thông qua các luận văn cao học,các bài báo trong tạp chí khoa học, sách pháp luật, các chuyên đềtổng kết rút kinh nghiệm của các cơ quan Viện kiểm sát, Toà án... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của luận văn là bổ sung luận cứ khoa họcnhằm làm rõ cơ sở lý luận xác định trách nhiệm của VKSND đối 3với công tác bảo vệ QCN trong hoạt động kiểm sát giải quyết cácvụ việc dân sự. Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ nhữngvấn đề lý luận về QCN trong TTDS; Nêu được cơ sở pháp lý xácđịnh chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKS trong hoạt độngkiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự để đảm bảo QCN trongTTDS; Làm sáng tỏ hoạt động của VKS trong kiểm sát giải quyếtvụ việc dân sự để đảm bảo QCN trong TTDS; Nhận xét, đánh giávề hoạt động kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự của VKS nhândân tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất những định hướng, biện pháp cụthể để góp phần bảo vệ QCN trong công tác giải quyết vụ việcdân sự của VKS trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luậnvà thực tiễn về trách nhiệm của VKSND trong việc bảo vệ QCN Phạm vi nội dung: Đề tài luận văn của tác giả đi sâu nghiêncứu về trách nhiệm của VKSND trong việc bảo vệ QCN thôngqua hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự. Phạm vi không gian: Đề tài luận văn thu thập tài liệu thực tếtrong phạm vi hai cấp ngành VKSND tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi thời gian: Đề tài luận văn của tác giả tiến hành khảosát và đánh giá thực tiễn về trách nhiệm của VKSND trong việcbảo vệ QCN thông qua hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ, việcdân sự trong thời gian 03 năm gần đây, từ năm 2021 đến năm2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu căn cứ trên nền tảng lý luận và phươngpháp luận của triết học Mác - Lênin, quan điểm xây dựng Nhà 4nước pháp quyền của Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối vềxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước ta ban hành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn có giá trị làm sâu sắc hơn lý luận bảo vệ QCN thôngqua TTDS, việc bảo đảm QCN trong công tác kiểm sát các vụviệc dân sự của VKSND trong bối cảnh thực hiện Hiến pháp2013, Luật Tổ chức VKS nhân dân năm 2014 và BLTTDS 2015. 7. Bố cục đề tài Bố cục của luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danhmục từ vựng viết tắt cùng danh mục các tư liệu tham khảo, phầnnội dung của luận văn chia làm 3 chương CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀNCON NGƯỜI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VIỆN KIỂM SÁTNHÂN DÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜITHÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT GIẢI QUYẾTCÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ 1.1 Khái quát về quyền con người, cơ chế bảo vệ quyềncon người 1.1.1 Khái niệm, bản chất của QCN QCN là một khái niệm vô cùng phức tạp, và được định nghĩatheo nhiều cách khác nhau, mỗi cách tiếp cận đều mang đến mộtgóc nhìn riêng biệt về vấn đề này. Ở Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia cũngđã đưa ra định nghĩa về QCN. Mặc dù có những định nghĩa khácnhau, nhưng thông thường QCN được hiểu là những nhu cầu và 5lợi ích tự nhiên đã được công nhận và bảo vệ bởi luật pháp quốcgia và các hiệp định pháp lý quốc tế. Quyền con người là tập hợp các quyền lợi cơ bản và khôngthể xâm phạm được của con người, được công nhận bởi pháp luậtvà xã hội. Đây là những quyền lợi mà con ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: