Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này tìm hiểu những vấn đề chung về văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn học, bức tranh chung về văn hoá Ấn Độ và dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái. Tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách con người và xã hội nơi xứ sở Ganga. Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quan của Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sáng tác của nhà văn. Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái: yếu tố ảo – kỳ ảo; người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật; sự đa thanh của giọng điệu trần thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh TháiVăn hóa Ấn Độ trong sáng tác củaHồ Anh TháiNguyễn Thị Kim ThanhTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănLuận văn ThS. ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh ThànhNăm bảo vệ: 2012Abstract. Tìm hiểu những vấn đề chung về văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - vănhọc, bức tranh chung về văn hoá Ấn Độ và dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác Hồ AnhThái. Tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách conngười và xã hội nơi xứ sở Ganga. Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quancủa Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sángtác của nhà văn. Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của HồAnh Thái: yếu tố ảo – kỳ ảo; người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật; sự đa thanhcủa giọng điệu trần thuật.Keywords. Lý luận văn học; Văn hóa Ấn Độ; Văn học Việt Nam; Truyện ngắnContentA.PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiHồ Anh Thái là một trong những tên tuổi đáng chú ý của nền văn xuôi đương đại ViệtNam với sức viết dồi dào và khá đa dạng. Gần như năm nào Hồ Anh Thái cũng có sách xuấtbản. Mỗi cuốn sách là một lát cắt bén ngọt lách vào giữa những đường gân của cuộc sống vàđiểm trúng huyệt cuộc sống. Có lẽ vì vậy tác phẩm của anh luôn được bạn đọc đón đợi và gâyđược tiếng vang trong dư luận.Ấn Độ là một trong những nền văn hoá cổ xưa và lâu đời đã quy tụ quanh mình cảmột trường văn hóa và các tiểu vùng văn hoá rộng lớn. Việt Nam hiện nay không thiếu nhữngchuyên khảo nghiên cứu về nền văn hoá ấn Độ. Nhưng trong lĩnh vực sáng tác văn học dườngnhư đây vẫn còn là một miền đất chưa mấy ai khai phá.Hồ Anh Thái đã có sáu năm sống và học tập trên đất nước ấn Độ (1988 -1994). Đâycó thể coi là một cơ duyên hiếm có tạo điều kiện cho Hồ Anh Thái tìm hiểu, khám phá về đấtnước, con người và xứ sở Ganga. Tầm văn hoá của một tiến sĩ văn hoá phương Đông, cáinhìn sắc bén của một cử nhân quan hệ quốc tế hoà trong cảm nhận tinh tế của một nhà văn cócơ hội ngụp lặn thả sức mình trong các đại dương văn hoá ấn Độ cổ kính, kỳ vĩ. Không dừnglại ở cách viết phảng phất chất huyền bí của người ấn mà có hẳn một dòng chảy văn hoá ấnĐộ trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Và chính những sáng tác về đề tài ấn Độ này đã tạo ranhững nét độc đáo trong văn phong và ghi những dấu ấn sâu đậm trong nghiệp văn của anh.Vì những lý do trên, trong luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu Văn hoá ấn Độtrong sáng tác của Hồ Anh Thái – một sắc diện khá đặc trưng trong sáng tác của nhà văn cóphong cách độc đáo này.2. Lịch sử vấn đềNhững bài viết về Hồ Anh Thái xuất hiện khá nhiều và cũng khá đa dạng về hướng khaithác. Nhưng tìm kiếm Hồ Anh Thái theo hướng đi vào mảng đề tài văn hoá ấn Độ trong sángtác của anh thì chưa có luận văn nào triển khai.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứuTrong luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu những nét văn hoá - xãhội ấn Độ và cách thức xử lý chất liệu văn hoá ấn trong sáng tác của Hồ Anh Thái qua ba tácphẩm viết về đề tài này: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tập truyện, NXBHNV, Hà Nội,1998); Đức Phật, nàng Savitri và tôi (tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, 2007) và Namaska! Xinchào ấn Độ (Tiểu luận và biên khảo, NXB Hà Nội, 2008).4. Cấu trúc luận vănLuận văn gồm những phần sau:Mở đầu1. Lý do chọn đề tài2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu3. Lịch sử vấn đề4. Phương pháp nghiên cứu5. Mục đích, ý nghĩa6. Cấu trúc đề tàiChương 1: Văn hóa và nguồn cảm hứng về văn hóa ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái1.1 Quan niệm chung về văn hóa1.1.1 Định nghĩa văn hóa1.1.2 Phân biệt văn hóa với một số thuật ngữ liên quan1.2 Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hóa của nước ngoài1.3 Sáng tác về văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái1.3.1 Khái quát chung về nền văn hóa ấn Độ1.3.2 Dòng chảy ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh TháiChương 2: Bức tranh văn hóa – xã hội ấn Độ và cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của HồAnh Thái2.1 Con người ấn Độ dưới ngòi bút Hồ Anh Thái2.1.1 Tinh thần mộ đạo2.1.2 Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống2.1.3 Hòa hợp với thiên nhiên2.2 Xã hội ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái2.2.1 Sự phân chia đẳng cấp2.2.2 Bi kịch của người phụ nữ và vấn đề nữ quyền2.2.3 Vấn đề tình yêu và tình dục trong xã hội ấn Độ2.2.4 Văn hóa xã hội ấn Độ - đa dạng và thống nhất2.2.5 Một số vấn đề văn hóa – xã hội khác2.3 Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Tháia2.3.1 Vai trò của Phật giáo trong xã hội ấn Độ2.3.2 Tinh thần giải thương Đức Phật2.3.3 Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáoChương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái3.1 Sử dụng yếu tố ảo – kỳ ảo3.1.1 Quan niệm về cái ảo – kỳ ảo3.1.2 Những dạng thức cái kỳ ảo trong sáng tác về văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái3.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật3.2.1 Cơ sở lý luận3.2.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong sáng tác Hồ Anh Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: