Thông tin tài liệu:
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương I - Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra Ngân hàng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân, chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và Chương III - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Viêṭ Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà NộTÓM TẮT LUẬN VĂNThanh tra Ngân hàng với tư cách là một chức năng thiết yếu của Ngân hàng Nhànước, một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảopháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước về ngân hàng. Làm tốt công tác nàysẽ góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Tổ chức tín dụng nói chung cũng như hệ thốngQuỹ tín dụng nhân dân nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền,phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa.Trước thực trạng các Quỹ tín dụng nhân dân ở nước ta với quy mô quá nhỏ, nănglực tài chính thấp, địa bàn hoạt động hẹp, trình độ cán bộ còn hạn chế, lại hoạt động trongmôi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các ngân hàng thương mại nên gặp khôngít khó khăn. Đồng thời, với mặt trái của nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng củacác Tổ chức tín dụng nói chung và Quỹ tín dụng nói riêng còn xảy ra hiện tượng cạnhtranh không lành mạnh, chất lượng cho vay và đầu tư chưa cao,… gây nên những hậu quảnghiêm trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Những tồn tại đó, bên cạnhnguyên nhân thuộc về các Tổ chức tín dụng còn phải kể đến nguyên nhân thuộc về vai tròquản lý của Ngân hàng Nhà nước trong đó có Thanh tra ngân hàng.Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay là phải hoàn thiện hoạt động thanh tratrong đó chú trọng vấn đề nâng cao hiệu quả và hiệu lực thanh tra nhằm đáp ứng yêucầu của quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân đồng thời giúp các Quỹtín dụng nhân dân hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật cũng nhưnhững quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhận thức được sự cần thiết đó, tác giả đãchọn nghiê cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nướcViê ̣t Nam đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Hà Nội”.Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bảncủa luận văn được kết cấu gồm 3 chương:Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra Ngân hàng đối vớicác Quỹ tín dụng nhân dân- Giới thiệu về Quỹ tín dụng nhân dân, sự cần thiết phát triển các Quỹ tín dụngnhân dân trong hệ thống trung gian tài chính và sự cần thiết của hoạt động thanh tra ngânhàng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân.- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản mang tính lý luận về hoạt động thanh tra của Ngânhàng Trung ương đối với các TCTD nói chung và các Quỹ tín dụng nhân dân trong nềnkinh tế thị trường nói riêng gồm một số vấn đề sau:+ Khái niệm về thanh tra ngân hàng: Tại Việt Nam, theo luật NHNN, Luật Thanhtra, Thanh tra Ngân hàng là thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổchức thành hệ thống thuộc bộ máy NHNN, thực hiện chức năng thanh tra hành chính vàthanh tra chuyên ngành về ngân hàng.+ Mục đích, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngân hàng+ Các phương thức hoạt đông của Thanh tra ngân hàng gồm: giám sát từ xa vàthanh tra tại chỗ+ Các phương pháp thanh tra ngân hàng. Ở phần này, tác giả giới thiệu khái quátphương pháp thanh tra truyền thống (phương pháp thanh tra tuân thủ) và phương phápthanh tra hiện đại (phưong pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro).- Trong chương này, tác giả giới thiệu khái quát các nguyên tắc cơ bản về hoạtđông thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của uỷ ban Basel và hệ thống giám sát, xếphạng Tổ chức tín dụng theo Camels- Đồng thời luận văn cũng khái quát một số kinh nghiệm của một số nước trên thếgiới về mô hình giám sát, thanh tra ngân hàng và kinh nghiệm thanh tra QTDND có thểáp dụng cho Việt Nam nhằm giúp cho Thanh tra ngân hàng nước ta đảm đương được vaitrò của mình trong điều kiện hội nhập quốc tế.Chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối vớicác Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà NộiTrong chương 2, luận văn đã khái quát một số nét về quá trình hình thành, pháttriển của hệ thống QTDND Việt Nam nói chung và tình hình hoạt động của các QTDNDtrên địa bàn Hà Nội nói riêng từ năm 2003-2007, cũng như khái quát về tổ chức bộ máythanh tra Chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội. Luận văn cũng phân tích, đánh giá thựctrạng về tổ chức và hoạt động thanh tra của NHNN thành phố Hà Nội đối với cácQTDND trên địa bàn, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế cũng như nhữngnguyên nhân của các hạn chế đó. Qua đó gởi ra những vấn đề suy ngẫm để đưa ra nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra ngân hàng đối với các QTDND nói riêngvà TCTD nói chung, cụ thể:- Khái lược về sự hình thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và trên địabàn thành phố Hà Nội:Đến nay, mô hình hệ thống QTDND nước ta gồm: Tổ chức trực tiếp kinh doanhphục vụ thành viên và tổ chức liên kết phát triển hệ thống và hệ thống QTDND nước tabao gồm QTDND Trung ương với 24 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 54 tỉnh, thành phốvà 940 QTDND cơ ...