Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.73 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM. Mô tả, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng LongiTÓM TẮT LUẬN VĂNCùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Namcũng đang trong quá trình đổi mới, và đã đạt được những thành công nhất định. Xuthế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra gay gắt đặt hệ thống ngân hàng Việt Namtrước những vận hội mới cũng như những khó khăn phải đối mặt. Hoạt động củangân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển vàngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự pháttriển của cả nền kinh tế, thẩm chí cả nền kinh tế thế giới.Hoà vào nhịp đổi mới toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàngthương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Longcũng có sự đổi mới đáng khích lệ. Nhiều năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam – Chi nhánh Thăng Long là ngân hàng cung cấp và quản lý vốn cho cácdoanh nghiệp hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Hiện nay, trướcyêu cầu mở cửa thị trường tài chính dịch vụ theo các cam kết quốc tế của Việt Nam,Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng vàNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung đang trong quá trình thực hiệnđề án tái cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngânhàng. Một trong những mục tiêu cơ bản trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu nàylà nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng.Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại(NHTM), song hàm chứa rủi ro cao, vì vậy chất lượng tín dụng luôn là vấn đề đượcquan tâm và đặt lên hàng đầu. Thực tế, chất lượng tín dụng của các NHTM ở ViệtNam chưa cao, nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao là nguy cơ hiện hữu với các ngânhàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long cũngkhông là ngoại lệ của thực tiễn đó. Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng củaChi nhánh đang là đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” đã được chọnlàm đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó. Do phạm trùnghiên cứu chất lượng tín dụng tại ngân hàng rất rộng nên với thời gian và năng lựciicó hạn, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tín dụng dưới hình thức cho vay củaNHTM với các chủ thể của nền kinh tế.Mục đích nghiên cứu của luận văn là:- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM.- Mô tả, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của NHTM.Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long từ năm 2010 đến nay.iiiCHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNGTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mạiKhái quát về Ngân hàng thương mạiNgân hàng thương mại (NHTM) là một trong những định chế tài chính màđặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhậntiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cungcấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xãhội. Như vậy NHTM là một doanh ngiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tíndụng.Các hoạt động chủ yếu của NHTM: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tíndụng và đầu tư, các hoạt động dịch vụ tài chính khácHoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mạiHoạt động tín dụng là hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp chocác nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngânhàng. Tín dụng là hoạt động truyền thống của NHTM và đến nay vẫn được coi lànghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng.Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằmđảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời như: Khách hàng phải cam kết hoàn trảvốn (gốc) và lãi với thời gian xác định; Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụngtheo đúng mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với quy định củapháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên; Vốn vay phải có giá trịtương đương làm đảm bảo.Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng vàmục tiêu quản lý của ngân hàng, sau đây là một số cách phân loại chủ yếu như: theohình thức cấp tín dụng, theo thời gian, theo biện pháp đảm bảo tiền vay .v.v.1.2.Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mạiChất lượng tín dụng được hiểu là phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lờicủa hoạt động tín dụng ngân hàng.Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM bao gồm: Nhóm chỉtiêu an toàn (Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: