Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam: Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.35 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tóm tắt nêu lên các vấn đề như: Nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ toànbộ cuộc đời và văn nghiệp của Phan Mạnh Danh. Chỉ rõ thế ứng xử của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hoạt động sáng tác văn chương và biên soạn sách của ông nhằm mục đích duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền, khác với xu thế thời cuộc lúc bấy giờ. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam: Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam Trương Thị Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Làm rõ các vấn đề như: Nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của Phan Mạnh Danh. Chỉ rõ thế ứng xử của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hoạt động sáng tác văn chương và biên soạn sách của ông lúc đó đều nhằm mục đích duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền, nó khác xa với xu thế thời cuộc lúc bấy giờ. Chính sự khác biệt này đã đưa ông trở thành một trong số ít ỏi những người đã có những nỗ lực xóa mờ đi vết đứt gẫy sâu sắc giữa hai giai đoạn văn học. Trên cơ sở lí thuyết về loại hình học tác giả tiến hành nhận định loại hình tác giả đối với Phan Mạnh Danh. Đánh giá những công lao của Phan Mạnh Danh trong việc giữ gìn, bảo tồn, phục hưng nền văn học văn hóa nước nhà. Keywords. Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học; Thơ Content A. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Để nhận diện những đặc trưng tiêu biểu của một giai đoạn văn học người nghiên cứu thường tìm đến cách tiếp cận các tác giả lớn đại diện cho một tổ chức, một khuynh hướng, một trào lưu văn học nào đó. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân kiệt xuất, nổi bật đã được đào sâu nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hiện tượng văn học độc đáo khác ít nhiều cũng góp phần vào tiến trình vận động của văn học Việt Nam thì ít hoặc hầu như chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu những trường hợp này là một cách để trả lại cho họ vị trí xứng đáng trong nền văn học đồng thời là cách để khẳng định hay làm chính xác hóa hơn một hay một vài đặc điểm của giai đoạn văn học mà tác giả đó tồn tại; cũng có khi nghiên cứu những tác giả “vô tình bị bỏ quên” đó sẽ là sự bổ khuyết ở một phương diện nào đó cho những công trình nghiên cứu trước đó. Bởi thế, tìm đến những vùng đất còn tương đối hoang sơ và mới mẻ luôn là nhiệm vụ của người nghiên cứu khoa học. 1.2. Từ lâu trong giới nghiên cứu văn học, đa số đều thừa nhận trong tiến trình văn học Việt Nam từ văn học trung đại sang văn học hiện đại có một sự đứt gẫy sâu sắc. Mặc dù, giới nghiên cứu vẫn dành cho giai đoạn văn học này một danh xưng là: văn học cận đại, song việc nghiên cứu các tác giả đại diện thuộc giai đoạn này chủ yếu hướng tới đặc điểm “văn chương yêu nước”, đặc điểm “hiện đại hóa văn học” – dù đó là những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này. Bên cạnh đó vẫn có những nhà nho âm thầm giữ gìn, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc bằng các sáng tác của mình. Và rất có thể chính những tác giả này là những viên gạch lấp đầy vết đứt gẫy xưa nay vẫn tồn tại giữa hai giai đoạn văn học. Nghiên cứu trường hợp Phan Mạnh Danh chúng tôi thấy ông có nhiều khả năng bổ khuyết vào chỗ đứt gẫy này. 1.3. Từ cuối thế kỉ XIX Tân thư tân văn được truyền bá và gây ảnh hưởng rộng rãi trên đất nước ta. Nhiều nho sinh của cửa Khổng sân Trình đã trở thành lực lượng đi tiên phong trong việc bài xích nền cựu học truyền thống và chế độ khoa cử lỗi thời. Họ tìm đến một lối văn chương mới lạ với ngôn ngữ, đề tài, cảm hứng, thể loại khác xa với văn học truyền thống. Tân thư trở thành làn gió mới mẻ bao trùm lên đời sống xã hội, văn học lúc bấy giờ. Như đứng ngoài sự ảnh hưởng đó,Phan Mạnh Danh vẫn tìm về với lối thơ văn cổ, dốc tâm huyết để làm mới nó. Đứng ở góc độ khách quan, việc làm đó của.ông cần phải được nhìn nhận và đánh giá như thế nào? 1.4. Ba thập niên đầu thế kỉ XX, trong các thành thị Việt Nam xuất hiện bộ phận văn học mới phân biệt rõ rệt với bộ phận văn học truyền thống ở nông thôn. Văn học thành thị ra đời đã làm thay đổi cả quan niệm văn học: văn học phải đi theo hướng cận, hiện đại của thế giới; thay vì thói quen diễn đạt tư tưởng tình cảm bằng thơ ca văn vần như trước, văn xuôi phát triển khá nhanh chóng đi gần với tiếng nói thông tục để phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Những thay đổi có tính chất bước ngoặt đó đưa văn học Việt Nam tiến nhanh vào quỹ đạo hiện đại của thế giới, và văn học truyền thống ngày càng bị thu hẹp, mất vị trí trong đời sống văn học đương thời. Trước những thay đổi chóng mặt đó một số nhà nho đã tỏ thái độ nuối tiếc những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, họ vẫn sáng tác bằng thứ ngôn ngữ cũ, vẫn những lối văn cũ thậm chí còn có ý định phục hưng nền văn hóa, văn học cũ. Bên cạnh những thành tựu của một nền văn học mới thì những sáng tác của họ không phải là không có ý nghĩa tích cực làm nên tinh hoa của một giai đoạn văn học. Chúng tôi muốn minh chứng điều đó qua nghiên cứu trường hợp Phan Mạnh Danh. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. 2.Lịch sử vấn đề: Trong phần này chúng tôi điểm qua lại toàn bộ những công trình nghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: