Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng Đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.52 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ bằng hình thức đấu thầu điện tử, đánh giá sơ bộ kết quả triển khai thí điểm tại một số đơn vị, từ đó đề xuất phương án triển khai trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng Đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm Chính phủTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸĐề tài: Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng Đấu thầu điện tử tại Việt Nam tronglĩnh vực mua sắm Chính phủTác giả luận văn: Nghiêm Ngọc Dũng, khóa 2010BNgười hướng dẫn: TS. Trần Thủy BìnhNội dung tóm tắt:a. Lý do chọn đề tàiTheo các nghiên cứu khảo sát gần đây, chi tiêu Chính phủ của các nước hàngnăm chiếm khoảng từ 10% - 20% GDP của mỗi nước. Khối lượng và chủng loại hànghóa, dịch vụ rất đa dạng nên hàng năm các quốc gia phải dành rất nhiều thời gian vànguồn lực để tiến hành đấu thầu mua sắm chính phủ. Việc ứng dụng thương mại điệntử (TMĐT) sẽ giúp cho việc chi tiêu chính phủ đạt được nhiều lợi ích: tiết kiệm chiphí, thời gian, nâng cao tính minh bạch và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa cácdoanh nghiệp, mở rộng không gian và thời gian đấu thầu.Với đề tài “Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng Đấu thầu điện tử tại Việt Namtrong lĩnh vực mua sắm chính phủ” tác giả hy vọng sẽ tổng quan được những nội dungcơ bản về một phương thức triển khai mới trong lĩnh vực mua sắm chính phủ hiện nay.b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết, các văn bản quy phạm phápluật hiện hành và kết quả triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Namtrong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012. Từ các số liệu, thông tin thu thập được,nghiên cứu sẽ tập trung phân tích và đánh giá việc ứng dụng hệ thống đấu thầu điện tửtheo các nội dung cơ bản sau:(1) Việc ứng dụng CNTT trong mua sắm chính phủ trước khi hệ thống đấu thầuđiện tử được đưa vào sử dụng.(2) Kết quả đạt được trong quá trình ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam từthời điểm bắt đầu áp dụng hệ thống (năm 2009) đến năm 2012.(3) Về các điều kiện để áp dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam.(4) Về quy trình và các chức năng của hệ thống đấu thầu điện tử.c. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giảTrong quá trình thực hiện đề tài luận văn tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý luận vàhệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu điện tử hiện nay. Trên cơ sở thực trạng của hệ thốngđấu thầu điện tử, tác giả đã phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại của hệthống. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đấu thầu điện tử đểphù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam bao gồm: đề xuất về hoàn thiện hệ thống pháplý, đề xuất hoàn thiện các hợp phần của hệ thống đấu thầu điện tử.d. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp ý kiến chuyêngia được tổng hợp từ các phiếu khảo sát theo dạng bảng câu hỏi để phân tích, đánh giávà đưa ra những đề xuất cụ thể đối với việc ứng dụng hệ thống đấu thầu điện tử tạiViệt Nam.e. Kết luậnKết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng đấu thầu điện tử trong mua sắmChính phủ là một phương pháp để việc sử dụng nguồn vốn ngân sách một cách côngkhai, minh bạch và hiệu quả. Đấu thầu điện tử đã được một số quốc gia trên thế giới vậndụng thành công và chứng minh được tính phù hợp với xu thế phát triển của CNTT nóichung và TMĐT nói riêng của thời đại. Hiện nay, ứng dụng đấu thầu điện tử trong lĩnhvực mua sắm chính phủ là một định hướng đã được xác định trong các kế hoạch tổngthể ứng dụng và phát triển TMĐT và là một hợp phần quan trọng trong hệ thống Chínhphủ điện tử của Việt Nam. Tuy nhiên, để hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam pháthuy được hiệu quả cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách, tìm kiếm nguồn lực về tàichính để xây dựng bổ sung các chức năng của hệ thống đồng thời tuyên truyền và đàotạo người vận hành, sử dụng hệ thống là các yêu cầu quan trọng nhất.Bản luận văn với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng Đấu thầu điện tử tạiViệt Nam trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ” đã thực hiện:- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu và đấu thầu điện tửtrong lĩnh vực mua sắm Chính phủ;- Phân tích thực trạng và mô tả hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam;- Khảo sát, phân tích và đánh giá về một số kết quả đã đạt được, các điều kiệnđể áp dụng hệ thống và các vấn đề tồn tại trong quy trình đấu thầu điện tử tại ViệtNam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.- Đề xuất 02 nội dung về hoàn thiện hệ thống pháp lý và xây dựng bổ sung cácchức năng của hệ thống đấu thầu điện tử nhằm phát huy được ưu điểm và kỳ vọng củahệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.Với những hạn chế nhất định của mình về lý luận cũng như thực tiễn, luận vănnày không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhữngý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: