Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên HuếBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN VĂN HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚITẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ QUANG TUỆ Phản biện 1: TS. Trần Hải Định Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Châu Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân việnHọc viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vựcMiền Trung. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học việnHành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang WebKhoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mớiđã trở thành một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới củađất nước, các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới luôn được xácđịnh rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đếnhuyện và xã. Do đó, thực trạng từ khi thực hiện Chương trình, diệnmạo các vùng nông thôn của cả nước đã thay đổi hoàn toàn về chất,kinh tế - xã hội địa phương không ngừng phát triển, hệ thống chínhtrị cơ sở được củng cố, dân chủ được phát huy, đời sống vật chất vàtinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, trật tự an toàn xãhội khu vực nông thôn ổn định. Có thể khẳng định, những thành tựu trên là do tính đúng đắn,khách quan của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêuxây dựng nông thôn mới được xác định rõ ràng, gắn liền với sảnxuất phát triển, chất lượng đời sống được nâng cao, diện mạo làngxã văn minh, sạch đẹp, dân chủ cơ sở được phát huy. Nội dung xâydựng nông thôn mới được thực hiện theo các tiêu chí quy định. Dođó, việc xây dựng nông thôn mới mang tính khoa học, thiết thực thuhút được sự quan tâm của người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cưkhu vực nông thôn. Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời ban hành cácNghị quyết, Quyết định, Đề án quan trọng để tập trung chỉ đạo thựchiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đã chọn 2huyện Quảng Điền và Phú Vang làm điểm xây dựng huyện nông thônmới. Trong 9 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ, nhân dân huyện Phú Vang đãđồng sức, đồng lòng quyết tâm xây dựng huyện nông thôn mới và đãđạt được nhiều kết quả đáng nghi nhận như: Hạ tầng kinh tế - xã hộicủa huyện không ngừng được đầu tư và mở rộng; hệ thống đườngliên xã, thôn, xóm được nhựa hóa, bêtông hóa; kênh mương nội đồngđược đầu tư xây dựng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; trườnghọc, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa thôn, xã ngày càng hoàn thiện;nhiều mô hình sản xuất mới ra đời đã làm tăng thu nhập cho ngườidân nông thôn, giảm hộ nghèo; hệ thống chính trị từ huyện đến xã,thôn ngày càng vững mạnh, công tác quốc phòng, an ninh, trật tự antoàn xã hội được giữ vững,... góp phần làm thay đổi diện mạo nôngthôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trìnhtriển khai thực hiện, địa phương đã gặp phải một số hạn chế nhấtđịnh, đặc biệt vấn đề quản lý nhà nước về thực hiện Chương trìnhxây dựng huyện nông thôn mới, như: chưa thực hiện tốt việc tuyêntruyền, phổ biến Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới; quyhoạch và thực hiện quy hoạch còn chậm, thiếu đồng bộ; năng lực độingũ cán bộ điều hành, quản lý còn hạn chế; chưa phát huy hết nguồnlực của địa phương vào xây dựng chương trình; quản lý thực hiện cáctiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới đâu đó vẫn còn bất cập; kiểmtra, giám sát các hoạt động của chương trình vẫn còn chưa sâu sát. Trước những hạn chế nêu trên, yêu cầu khách quan đặt ra đốivới huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là cần phải phân tích,nghiên cứu, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình xâydựng huyện nông thôn mới để thấy được nguyên nhân của những hạnchế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhànước đối với chương trình này tại địa phương là một vấn đề có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đềtrên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nôngthôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tàiluận văn thạc sỹ của mình.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: