Danh mục

Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum trình bày lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ QUỐC THẮNGHẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KON TUM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.20TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2012 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu DũngLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng ngày03 tháng 02 năm 20113Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động nộibảng và hoạt động ngoại bảng. Trong các hoạt động nội bảng, hoạtđộng cấp tín dụng là một hoạt động cơ bản và truyền thống của Ngânhàng thương mại. Cho đến nay, hoạt động này vẫn đang còn là mộthoạt động đóng góp thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng thươngmại. Tại Việt Nam, thu nhập chủ yếu của các Ngân hàng thương mạivẫn là từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tín dụng vẫn là biểu hiện tập trung nhất của sự đánhđổi giữa rủi ro và sinh lời trong kinh doanh ngân hàng. Quản trị rủiro tín dụng tốt tức là tối ưu hóa sự đánh đổi giữa rủi ro tín dụng vàkhả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong bối cảnh kinh doanh của các Ngân hàng thương mại ViệtNam những năm gần đây và trong tương lai gần, rủi ro tín dụng đanglà một vấn đề lớn, tác động đến an toàn của toàn hệ thống tài chính,thậm chí chứa đựng những nguy cơ lớn hơn cho nền kinh tế thì vấnđề hạn chế rủi ro tín dụng trở thành một vấn đề cần được giải quyếtcủa toàn ngành Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chinhánh Kon Tum trong những năm qua đã đạt được những thành tựukhá tốt trong lĩnh vực tín dụng thể hiện ở mức tăng trưởng về quy môtín dụng, thu nhập và lợi nhuận cả trong công tác quản trị rủi ro tíndụng. Tuy nhiên, tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế,bất cập trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Mặt khác, tại Chi nhánhtrong thời gian vừa qua, vẫn chưa có những nghiên cứu tập trung vàocông tác hạn chế rủi ro tín dụng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng 2tại Ngân hàng Thươg mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chinhánh Kon Tum” đã được học viên chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tổng hợp, hệ thống hóa những chủ đề lý luận về rủi ro tíndụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh củaNgân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lí luận và thựctiễn về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung nghiên cứu: Cách tiếp cận của đề tài là nghiêncứu vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Cách tiếp cận này không đề cậpđến toàn bộ công tác quản trị rủi ro tín dụng. + Về các dữ liệu đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng, đềtài chỉ tập trung khảo sát từ năm 2009 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng các phươngpháp suy luận khoa học phổ biến như: Phân tích và tổng hợp; Quynạp và diễn dịch và các phương pháp thống kê. 5. Câu hỏi nghiên cứu Những nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiêncứu chủ yếu sau: 3 - Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng là gì? Xuất phát từ đó, nhữngtiêu chí chủ yếu nào đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng? - Nhân tố chủ yếu nào có tác động đến công tác hạn chế rủi rotín dụng? - Thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tumnhư thế nào? Những vấn đề nào là những tồn tại, hạn chế cần phảiđược khắc phục trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum? - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam –Chi nhánh Kon Tum cần thực hiện những giải pháp cơ bản gì nhằmhạn chế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: