Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.70 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên các phương pháp luận nghiên cứu, luận văn đi sâu phân tích, khái quát hoá lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại, cùng với các phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ của BIDV Nghệ An, nhằm đưa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nghệ An trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng mạnh của hệ thống BIDV và trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.ng chi nhánh ngân hàng mạnh của hệ thống BIDV và trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An PHẦN MỞ ĐẦU Việc trở thành thành viên của WTO đặt các định chế tài chính cũng như NHTM của Việt Nam đứng trước những cải tổ lớn lao nhằm duy trì và phát triển trong môi trường cạnh tranh mới. Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, 2012 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng cá nhân. Với xu thế này, BIDV đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường tín dụng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân. Là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Nghệ An được khách hàng biết đến với thế mạnh của một ngân hàng bán buôn, còn hoạt động Ngân hàng bán lẻ mới bước đầu được triển khai, do vậy kết quả chưa xứng với tiềm năng đồng thời vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Vì vậy, cần phải có những giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An với mục đích mở rộng thị trường, tăng doanh số, tăng dư nợ, đẩy mạnh tốc độ phát triển tín dụng bán lẻ và nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh, góp phần hoàn thành chung vào kế hoạch kinh doanh của BIDV. Với lý do đó tác giả đã chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An”. Dựa trên các phương pháp luận nghiên cứu, tác giả đi sâu phân tích, khái quát hoá lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại, cùng với các phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ của BIDV Nghệ An, nhằm đưa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nghệ An trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng mạnh của hệ thống BIDV và trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 04 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển dịch vụ TDBL. - Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm dịch vụ. - Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An. - Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TDBL Phát triển dịch vụ NHBL nói chung và dịch vụ TDBL đã trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ được thực hiện bởi các Ngân hàng thương mại mà còn là đề tài của không ít bài báo trên các tạp chí, các cuộc khảo sát, các luận văn thạc sỹ hay các công trình nghiên cứu khoa học khác ở trong và ngoài nước. Đề tài đã đi phân tích một số bài viết tiêu biểu trên các tạp chí kinh tế và một số bài luận văn thạc sỹ, qua đó cho thấy mặc dù các tác giả đều đã đưa ra được những giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ TDBL, tuy nhiên hầu hết các luận văn vẫn còn đi từ lý thuyết chung chung, chưa ứng dụng một mô hình lý thuyết cụ thể để xây dựng giải pháp cụ thể nhằm phát triển Dịch vụ TDBL. Tác giả lần đầu tiên đã đi từ việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về dịch vụ TDBL của NHTM đồng thời áp dụng ma trận Ansoff kết hợp với việc phân tích các nhân tố riêng có của TP Vinh – Nghệ An nơi mà BIDV Nghệ An hoạt động cũng như phân tích thực trạng TDBL của BIDV Nghệ An từ đó tác giả đưa ra được những giải pháp phát triển dịch vụ TDBL của BIDV Nghệ An. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm của doanh nghiệp: - Khái niệm về sản phẩm: Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dung”. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức và ý tưởng. Sản phẩm bao gồm 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi/ ý tưởng; sản phẩm hiện thực; sản phẩm bổ sung/hoàn thiện. - Quan điểm về phát triển sản phẩm của doanh nghiệp: Phát triển sản phẩm là việc phát triển về mặt số lượng của sản phẩm hoặc thay đổi sản phẩm thông qua việc sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm để thay thế sản phẩm hiện hành. Muốn đưa ra hình thức phát triển sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp thì ta lần lượt thực hiện qua các bước: + Xác định sự cần thiết của việc phát triển sản phẩm đưa lại cho Doanh nghiệp. + Phân tích các nhân tố bên ngoài +Phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp +Quyết định chọn ra cách thức phát triển sản phẩm phù hợp: Có nhiều hình thức để phát triển sản phẩm, ta có thể sử dụng chiến lược ma trận Ansoff còn gọi là Ma trận mở rộng sản phẩm/thị trường, ma trận này chỉ ra các doanh nghiệp có thể tăng trưởng dựa trên sự cân nhắc giữa hai xu thế; (1) Về sản phẩm (tiếp tục thực hiện sản phẩm đã có, hoặc đi vào sản phẩm mới) và (2) trao đổi trên thị trường cũ hoặc phát triển thêm thị trường mới. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ trong NHTM. *Khái niệm: TDBL là hình thức ngân hàng cung ứng những tiện ích cũng như cung cấp dịch vụ tín dụng (bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác) đến tận tay khách hàng là cá nhân (cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài), hộ gia đình vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống. * Đặc điểm: Do đặc thù của TDBL là cung ứng sản phẩm dịch vụ cho tất cả những khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất hoặc đời sống nên mạng lưới khách hàng sử dụng sản phẩm TDBL vô cùng rộng khắp. TDBL với mục tiêu hỗ trợ vốn cho các cá nhân, hộ gia đình với nhiều mục đích khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống nên nhóm sản phẩm tín dụng dành cho đối tượng khách hàng này tương đối đa dạng. Bên cạnh đó, TDBL thường có số lượng giao dịch phát sinh lớn nhưng doanh số giao dịch thấp; hồ sơ vay vốn đơn giản. Tuy nhiên, Tín dụng bán lẻ có rủi ro cao nên lãi suất cho vay TDBL thường cao hơn lãi suất cho vay khách hàng Doanh nghiệp. * Va ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: