Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.87 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển NNL trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phân tích thực trạng phát triển NNL tại NH CSXH tỉnh Kon Tum trong thời gian qua để tìm ra những tồn tại, những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bất cập trong sự phát triển NNL tại ngân hàng. Đề xuất những giải pháp phát triển NNL tại NH CSXH tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN TIỄNPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠINGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.02 Đà Nẵng - 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Bích Thu Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Đức Chính Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đạihọc Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 02 năm 2020Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 3 thập niên qua, Việt Nam đã có những bước tiến đángkể trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, chúng ta đã đạt đượctốc độ tăng trưởng kinh tế đáng tự hào với con số hơn 7% bình quânmột năm. Về qui mô nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 50 trên thế giớivới 191 tỷ USD, đứng thứ 129 về chỉ số GDP bình quân đầu người(năm 2015). Nhờ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngườiđã tăng từ 140 USD năm 1990 lên 2.228 USD năm 2015, do đó tỷ lệhộ nghèo giảm từ 41,6% vào năm 1993 còn khoảng 4,5% vào cuốinăm 2015. Góp phần không nhỏ vào thành tựu xóa đói giảm nghèonói riêng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung phải kể đếnvai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH). NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưuđãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt độngcủa NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảođảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phảitham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộpngân sách nhà nước. NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huyđộng vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ tháccho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế,chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ,các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự ánphát triển kinh tế xã hội. Do đó, NHCSXH là một trong những côngcụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèovà đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi đểphát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điềukiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát 2triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xãhội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - vănminh. Để tiếp tục phát triển nền kinh tế - xã hội trong những năm tới,ngày 08 tháng 08 năm 2018, Chính phủ đã ban hành quyết định vềviệc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đếnnăm 2025 định hướng đến năm 2030. Trong đó, Thủ tướng Chínhphủ cũng nêu rõ cần chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học côngnghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng. Cần chútrọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu pháttriển của ngành Ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệtlà đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành để đạt trình độ ngang tầmkhu vực và quốc tế. Trong khi đó, vấn đề tinh giảm biên chế đang diễn ra quyết liệttại khu vực công. Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum sốlượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại ngân hàngngày càng giảm do hạn chế số lượng cán bộ tuyển dụng mới, tăngcường tinh giản cán bộ có nhu cầu nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt cánbộ hợp đồng chuyên môn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nhân lực cóchất lượng cao thực hiện chương trình mục tiêu của Chính Phủ, Ngânhàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum xác định vấn đề phát triểnnguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu, xuất phát từthực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Ngânhàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển NNL trong đơn vịsự nghiệp công lập. 3 - Phân tích thực trạng phát triển NNL tại NH CSXH tỉnh KonTum trong thời gian qua để tìm ra những tồn tại, những nguyên nhânsâu xa dẫn đến những bất cập trong sự phát triển NNL tại ngân hàng. - Đề xuất những giải pháp phát triển NNL tại NH CSXH tỉnhKon Tum trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu công tác phát triển NNL tại NHCSXH tỉnh Kon Tum, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để tiếnhành giải quyết: - Công tác phát triển NNL bao gồm những nội dung nào. - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác phát triển NNLtại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum. - Để phát triển NNL tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh KonTum thì cần có những biện pháp nào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NNL tại Ngân hàng chínhsách xã hội tỉnh Kon Tum. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những nội dung liên quanđến phát triển NNL tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kon Tum. - Về không gian: tại NH CSXH tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Nghiên cứu NNL trong giai đoạn 2016 – 2018,từ đó tác giả đề xuất các giải pháp có ý nghĩa trong thời gian tới(2020 - 2025). 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng nhữngphương pháp sau: 4 - Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp chuẩn tắc. - Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: