Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.18 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu và những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu được áp dụng trong công tác quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam; nghiên cứu tình hình nợ xấu của VPBank Đà Nẵng, những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu mà ngân hàng áp dụng trong công tác quản trị nợ xấu của mình; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại VPBank Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ LY QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Công Phương Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Hà Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vàongày 24 tháng 01 năm 2015.Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ xấu được xem như một nút thắt lớn đối với hệ thốngngân hàng Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Trongthời gian qua, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Đâylà hệ quả xuất phát từ nhiều nguyên nhân bên trong cũng như bênngoài. Nhưng trong đó vấn đề nổi trội là công tác quản trị rủi ro cònhạn chế của các NHTM mà trực tiếp là công tác quản trị nợ xấu.Nhận thức được điều đó, NHNN cũng như các NHTM đã chú trọngđến việc hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu. Đây là cơ sở để kiểmsoát, hạn chế tối đa tổn thất trong hoạt động tín dụng, đảm bảo hiệuquả hoạt động ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trongnhững ngân hàng TMCP được thành lập sớm và phát triển ổn định ởViệt Nam. Với tiêu chí trở thành ngân hàng một trong ba ngân hàngbán lẻ hàng đầu trong nước, thời gian qua, VPBank đã không ngừngmở rộng hoạt động tín dụng và nhiều sản phẩm dịch khác. Song songvới định hướng phát triển đó, rủi ro xuất phát từ hoạt động tín dụngtăng lên đáng kể, được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu hằng năm của Ngânhàng. Nhận thức được thực tế và tầm quan trọng của công tác quảntrị nợ xấu, VPBank đã đề ra kế hoạch quản trị nợ xấu trên toàn ngânhàng nói chung và hướng dẫn về các chi nhánh thực hiện, trong đócó VPBank Đà Nẵng. VPBank Đà Nẵng đã tích cực thực hiện theođịnh hướng quản trị của Hội sở ngân hàng và đạt được một số thànhcông nhất định trong công tác quản trị nợ xấu của mình. Nhưng bên cạnhđó, quy trình quản trị vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần được nhìn 2nhận và xây dựng một cách khoa học cũng như thực hiện một cáchthống nhất, chuyên nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ nợxấu, hạn chế tối đa tổn thất và góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn trên, Tôi quyết định chọn đề tài nghiêncứu “Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tàinghiên cứu của mình.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấuvà những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu được áp dụng trongcông tác quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTMViệt Nam. Dựa trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu tình hình nợ xấu củaVPBank Đà Nẵng, những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu màngân hàng áp dụng trong công tác quản trị nợ xấu của mình. Từ đó,tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợxấu trong hoạt động tín dụng tại VPBank Đà Nẵng.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Nợ xấu của NHTM là gì? Những giải pháp phòngngừa và xử lý nợ xấu nào được áp dụng trong công tác quản trị nợxấu của các NHTM? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tácquản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Câu hỏi 2: Thực trạng nợ xấu của VPBank Đà Nẵng như thếnào? Công tác quản trị nợ xấu được thực hiện dựa trên những giảipháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu như thế nào? Câu hỏi 3: Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cần thực hiệncác giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu trong hoạtđộng tín dụng tại VPBank Đà Nẵng? 34. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu và những giải pháp phòngngừa và xử lý nợ xấu được áp dụng trong công tác quản trị nợ xấutrong hoạt động tín dụng của VPBank Đà Nẵng. • Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại VPBank ĐàNẵng. - Về thời gian: số liệu thu thập trong khoảng thời gian năm 2011– 2013.5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp nhân viênquản lý nợ của VPBank cũng như Phó Giám đốc Ngân hàng để cócái nhìn rõ hơn về quy tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: