Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.00 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nhằm xác định và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng động lực làm việc cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC MAI TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊNTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Trường Sơn Phản biện 1: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Phản biện 2: Gs. TSKH. Lương Xuân Quỳ . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinhtế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 8 năm 2018.Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác y tế dự phòng có vai trò hết sức quan trọng trongviệc kiểm soát dịch bệnh ngay từ cộng đồng và góp phần giảm áp lựcđến các tuyến điều trị. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cho thấyhệ thống YTDP chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu. Ngoài yếu tố đầutư còn hạn chế thì nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng rấtlớn đến sức mạnh của hệ thống dự phòng, đặc biệt là trong giai đoạndịch bệnh ngày càng phức tạp hiện nay. Thực tế tại các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước hiện naycũng như tại Viện là đội ngũ cán bộ được đào tạo rất đa dạng vềchuyên môn về y tế dự phòng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn nhiềuhạn chế, đa số là bác sĩ đa khoa chuyển sang làm công tác dự phòng,thời gian đi công tác tại thực địa nhiều, tiền lương theo hệ số lươnghành chính, chế độ ưu đãi còn rất thấp. Trong khi đó các bác sĩ đakhoa nếu làm trong hệ điều trị tại các bệnh viện, trạm y tế có thờigian làm việc chủ động, không đi công tác, chế độ trực và ưu đãiđược hưởng cao hơn, bên cạnh đó họ còn có thời gian để tăng thêmthu nhập từ hoạt động phòng khám tư nhân. Điều này dẫn đến sựchuyển công tác của một số người lao động của Viện trong thời giangần đây, trong đó có những vị trí chuyên môn cao và có kinhnghiệm. Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực của hệthống YTDP tại khu vực Tây Nguyên thì việc tạo động lực chongười lao động lại càng quan trọng cần phải ưu tiên hàng đầu. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả chọn đề tài: “Tạođộng lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TâyNguyên”, làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm xác định và đề xuất một số giải pháp cơbản nhằm tăng động lực làm việc cho người lao động tại Viện Vệsinh Dịch tễ Tây Nguyên. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về động lựclàm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của ngườilao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. - Xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến động lựccho lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác tạo động lựccho lao động tại Viện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Động lực cho người lao động tạiViện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. - Đối tượng khảo sát: Người lao động tại Viện Vệ sinh Dịchtễ Tây Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. + Về thời gian: phân tích số liệu thứ cấp thuộc giai đoạn2015 – 2017 và số liệu điều tra năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp chuyên gia - Các phương pháp nghiên cứu quản trị khác 3 5. Bố cục đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệutham khảo, danh mục bảng biểu… Luận văn bao gồm ba chươngchính: Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực làm việc trong tổ chức. Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho người laođộng tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Chương 3: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người laođộng tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN 1.1.1. Nhu cầu Nhu cầu được hiểu là trạng thái tâm lý mà con người mongmuốn thỏa mãn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó,gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người cũng như cộngđồng và tập thể xã hội. 1.1.2. Động lực Có thể khái quát: Động lực là yếu tố bên trong của cá nhânmỗi người lao động. Đó chính là những hoạt động có tính chấtkhuyến khích động viên nhằm tác động vào nhu cầu của người laođộng để tạo nên sự chuyển biến hành vi của họ hướng theo nhữngmục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. 1.1.3. Động lực lao động Có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về động lực lao động:Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con ngườitích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quảcao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việcnhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người laođộng. 1.1.4. Tạo động lực lao động Có thể hiểu rằng tạo động lực lao động chính là việc các nhàquản trị vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp cách thứcquản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động có 5động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: