Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xác yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân - Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.64 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Xác yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân - Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng" xem xét mối liên hệ giữa các đặc điểm của khách hàng cá nhân vay vốn, đặc điểm của khoản vay và đặc điểm của cán bộ tín dụng với rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các giải pháp cho cấp quản lý để giảm thiểu rủi ro, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xác yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân - Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ SỸ PHƯỚC LÂMCÁC YẾU TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN: BẰNG CHỨNG THỰCNGHIỆM TỪ MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI ĐÀ NẴNGTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 ĐÀ NẴNG, NĂM 2021 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hoàng Long Phản biện 1: ……………………………………. Phản biện 2: …………………………………….Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinhtế, Đại học Đà Nẵng vào ngày …. tháng 09 năm 2021.Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, với những thành tự nổi bật về khoahọc công nghệ, nền kinh tế dần hồi phục và đang trên đà phát triển,các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã có những thay đổi lớn vềquy mô, cấu trúc vốn, sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tiện ích đikèm. Với các sản phẩm đa dạng như tiền gửi, tiền vay, bảo hiểm, thấuchi, bảo lãnh thanh toán, ngân hàng điện tử... phân khúc bán lẻ đãmang lại cho các ngân hàng thương mại một nguồn thu nhập bền vữngquan trọng, đặc biệt từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân1.Tăng trưởng tín dụng bình quân khách hàng cá nhân hàng năm tại 11ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam ước tính đạt 28% trong giaiđoạn 2014-2018 (Fitch Ratings, 2019). Do đó, các ngân hàng thươngmại đang đổi mới quy trình, nâng cao công nghệ, phát triển sản phẩmnhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu củakhách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ mở rộng quymô thì các ngân hàng cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro. Một trongnhững rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng là rủiro tín dụng. Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng cũng như sự ổn định của nền kinh tế. Theo báo Cafef đưa tin ngày 11/11/2020 thì nợ xấu nội bảngcủa 27 ngân hàng tăng 30%2. Thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhấtquý 3/2020 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng củanhững ngân hàng này tại ngày 30/9/2020 là hơn 111.000 tỷ đồng, tăng29,5% so với đầu năm. Chỉ có 4/27 ngân hàng có nợ xấu nợ bảng sụt1 https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-ban-le-dong-gop-quan-trong-cho-loi-nhuan-nh-74785.html2 https://cafef.vn/toan-canh-no-xau-cua-27-ngan-hang-20201111153145912.chn 2giảm là SeABank, Techcombank, NCB, PGBank. Trong đó,Techcombank có nợ xấu giảm mạnh nhất, từ 3.078 tỷ đồng hồi đầunăm xuống còn 1.384 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2020 (tức giảm tới hơnmột nửa). 10 ngân hàng có nợ xấu nội bảng lớn nhất hiện nay là BIDV,VietinBank, VPBank, Vietcombank, SHB, Sacombank, MBBank,VIB, HDBank và LienVietPostBank. Lượng nợ xấu của những ngânhàng này đang chiếm tới 76% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng. Đángchú ý, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là nhóm nợ tăng mạnh nhất,tăng 69% lên gần 35.000 tỷ tại 27 ngân hàng. Trong đó, nợ nhóm 3 cóxu hướng tăng đột biến tại nhiều ngân hàng, mức tăng theo cấp sốnhân. Tại VietinBank, nợ nhóm 3 tăng gấp 5,8 lần lên 11.919 tỷ đồng;Vietcombank tăng hơn 4 lần lên 2.923 tỷ; Sacombank tăng gấp đôi lên638 tỷ; HDBank và LienVietPostBank tăng 2,5 lần lên 1.189 tỷ và 698tỷ đồng. Hiện nay, các ngân hàng đang gặp khó khăn với các khoảncho vay doanh nghiệp không hiệu quả, nếu các khoản cho vay kháchhàng cá nhân càng rủi ro, thì việc tích lũy thêm nợ xấu sẽ làm hạn chếvùng đệm vốn của các ngân hàng3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro tín dụng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dữ liệu cấpngân hàng để phân tích các yếu tố vĩ mô, chẳng hạn như tăng trưởngGDP và lãi suất, ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu hoặc dự phòng rủi ro chovay (Hoang, Vo và Ha, 2019; Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy, 2017;Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn, 2014). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu ởcấp các khoản vay để nghiên cứu các yếu tố vi mô, chẳng hạn nhưnhân khẩu học khách hàng hoặc đặc điểm khoản vay, chủ yếu tập trungvào các khoản vay doanh nghiệp (Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn,3 https://vietnamnews.vn/economy/871751/bad-debts-of-20-banks-up-45-in-2020.html 32018) hoặc bao gồm cả cho vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệptrong phân tích của họ (Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành, 2017;Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011); ngoại lệ duy nhất lànghiên cứu của Dinh và Kl ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: