Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.05 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều, luận văn khẳng định những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và ý nghĩa hiện thời của nó đối với xã hội hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- NGUYỄN THỊ CHINHTRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONGTRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGỌC ÁNH Phản biện 1: TS. Trần Hồng Lưu Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Tư Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văntốt nghiệp Thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại Học KinhTế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 08 năm 2019Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, tư tưởngnhân sinh về yêu thương, nhân nghĩa, về khát vọng tự do vươn tớinhững điều tốt đẹp ... luôn là sợi chỉ đỏ gắn bó giữa người với người,giúp dân tộc ta kề vai sát cánh bước qua bao thăng trầm của thời đại,lúc chiến tranh cũng như khi hòa bình. Chúng ta từng tự hào khi đọcnhững câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: Đem đạinghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo hay xúcđộng trước những lời nói dản dị và sâu sắc của Bác Hồ: Dân ta cómột lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu củata [22]. Suy cho cùng, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chínhnghĩa, yêu nước ấy đều xuất phát từ tình người mà ra, bởi có biết yêuthương, biết căm giận, biết phải trái, biết đúng sai mới biết cư xử đểlàm người. Chúng ta có cả kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ, thànhngữ, truyện kể dân gian nhằm bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ conngười. Chúng ta cũng có rất nhiều những tác phẩm văn học ngợi casức mạnh, tình yêu, ngợi ca sự công bằng, chân lý, đấu tranh cho tựdo, hạnh phúc. Trong số những tác phẩm đó không thể không nhắcđến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bởi Truyện Kiều là tinh hoa vănhóa dân tộc, là sự kết hợp tuyệt vời giữa ngôn ngữ, thể thơ dân tộc vàchứa đựng tâm hồn, tính cách của dân tộc Việt Nam. Nhà nghiên cứuPhạm Quỳnh từng nói: Một nước không thể không có quốc hoa,Truyện Kiều là quốc hoa của ta. Một nước không thể không có quốctúy, Truyện Kiều là quốc túy của ta. Một nước không thể không cóquốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta [32, tr.30]. Chưa một tácphẩm nào từ trước tới giờ có thể phổ biến rộng rãi, thấm nhuần tronglòng quần chúng nhân dân hơn Truyện Kiều. Bất kể tầng lớp vua 2quan, trí thức hay nông dân lao động đều thuộc Kiều, ngâm Kiều nhưmột món ăn tinh thần không thể thiếu: Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, lẩy Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ đời thường. Kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngân nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn [32, tr.34]. Sở dĩ Truyện Kiều đi vào lòng quốc dân bởi đằng sau cô Kiềulà cả một tấm lòng mà Nguyễn Du muốn gửi gắm. Đó là tấm lòngyêu thương con người, trân trọng tài năng, đức hạnh của người phụnữ, căm ghét xã hội phong kiến bất công trà đạp lên con người, đồngthời nói lên ước mơ về công lý, nhân quả báo ứng và sự giải phóngcon người khỏi những áp bức, bất công của chế độ xã hội ấy. Đâycũng là tiếng lòng của quảng đại quần chúng nhân dân trong xã hộiphong kiến bao đời nay. Trong Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước, Đảng ta đã khẳng định: Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Xây dựng và phát huy lối sống Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan 3 điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. [51]. Chính vì vậy, cần tìm hiểu, phân tích và vận dụng tư tưởngtích cực về nhân sinh quan trong các tác phẩm văn học nghệ thuậtnói chung, tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói riêng nhằmbồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của mỗi một con người, biết phân biệtphải trái, đúng sai. Từ đó khuyến khích con người làm việc thiện,tránh xa việc ác, tự chịu trách nhiệm với những hành vi cá nhân …góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, lành mạnh hơn, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: