Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan niệm tính Đảng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.97 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày quan niệm tính Đảng và sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học cách mạng Việt Nam 1945-1975; tính Đảng trong lý luận và phê bình văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975; quán triệt quan niệm Tính Đảng tới thực tiễn sáng tác trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan niệm tính Đảng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- TRẦN THỊ HÀQUAN NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ (NGÀNH) VĂN HỌC Hà Nội - 2015 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 giữ một vai trò quan trọng tronglịch sử văn học dân tộc.Trong đó bộ phận văn học cách mạng là nhân tố chủyếu quyết định sự phát triển của nền văn học giai đoạn này. Từ năm 1945 đến năm 1975, trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớnlao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươinăm, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc…Những sự kiện đó đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất,tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Cách mạng tháng Támnăm 1945 đã mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch sử mới: thời kì độc lập tựdo gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện lich sử ấy, một nền vănhọc mới ra đời phát triển chặt chẽ, toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng nênnó có những đặc điểm, qui luật và thành tựu riêng. Đó là một nền văn họcphát triển thống nhất về tư tưởng, tổ chức, phương pháp sáng tác, thống nhấtvề quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn- chiến sĩ. Trong đó tính Đảng là mộtyêu cầu đầu tiên của tác phẩm văn học. Đối với nhà văn thì việc xác định lậptrường tư tưởng là quan trọng nhất. Đảng nhấn mạnh lập trường dân tộc, dânchủ nhân dân, lập trường kháng chiến và yêu cầu văn nghệ sĩ sáng tác phục vụcuộc chiến đấu, và cao hơn nữa yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội,tác phẩm phải đạt tới tính Đảng và phải được sáng tác theo phương pháp hiệnthực xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1975 đến nay, từ những biến đổi to lớn của đời sống xã hội, nềnvăn học đã bước sang một giai đoạn mới trên một đất nước hòa bình thốngnhất. Nó mang những đặc điểm mới và phát triển theo những qui luật mới, đãđưa đến sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng trong việc nhìn nhận các giátrị cuộc sống và văn học nghệ thuật. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm 2đến con người trong tính cụ thể cá biệt. Con người được đánh giá từ cái nhìnđa chiều. Tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là đặc điểm nổi bật củavăn học thời kì đổi mới. Đòi hỏi của tính Đảng dường như không đặt ra thànhnhững nguyên tắc mang tính định hướng cho hoạt động văn học. Điều đóchứng tỏ ngày nay, tính Đảng không còn mang ý nghĩa thời sự. Dù nền vănhọc của chúng ta vẫn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng vaitrò tính Đảng đã hòa vào đặc điểm chính trị của xã hội tạo nên sự phát triểncủa nền văn học mới đang đi theo hướng tự do, tự phát. Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám được coi là “Giai đoạnmở đầu cho một thời kì văn học mới chưa có tiền lệ” [33;10]. Theo Trần ĐìnhSử, đó là vì “do nhu cầu đổi mới bức thiết của văn học trong công cuộc đổimới chung của đất nước, cũng như do khát vọng thiết tha muốn tự vượt lênchính mình trong thời kỳ mới”[56,31]. Vấn đề nhìn nhận và đánh giá lại nềnvăn học giai đoạn này nảy sinh rất nhiều ý kiến không trùng khớp nhau, thậmchí phủ định nhau. “Bên cạnh việc khẳng định nền văn học cách mạng giaiđoạn này mà những nhược điểm được nhận thức sâu sắc hơn, một số hiệntượng văn học từng được đánh giá cao nay không còn được giữ nguyên kíchthước như cũ” [56;31]. Cũng có ý kiến cho rằng văn học 1945 – 1975 là “mộtkhúc gãy làm gián đoạn tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đã được dấylên từ đầu thế kỷ, nhất là giai đoạn 1930 – 1945, mà mãi tới sau 1986 mới lạiđược tiếp nối” [56;32]. Ý kiến này có lẽ xuất phát từ việc đem “đối lập tuyệtđối giữa cá nhân và cộng đồng, giữa ý thức xã hội và ý thức nhân bản – đó làsự đề cao ý thức cá nhân, chú trọng đến việc khám phá cái tôi mà xem nhẹ ýthức cộng đồng”[34,16]. Có ý kiến cho rằng, văn học giai đoạn này là văn học“hy sinh nghệ thuật” vì nó phục vụ mục đích chính trị cách mạng. Dường nhưviệc phục vụ chính trị, cổ vũ và tuyên truyền là tất cả giá trị của nền văn họcnày, nền văn học này đã “lạm dụng nguyên lý phản ánh, cốt ghi chép cho 3nhiều người thật, việc thật” và giá trị đích thực của văn học chủ yếu là ởphương diện tư liệu, đời sống [56;32]. Mặc dù có rất nhiều cuộc thảo luận, xuất hiện rất nhiều ý kiến về nhiềuvấn đề liên quan nhưng chúng ta ít thấy những người nghiên cứu bàn về tínhĐảng trong văn học.Bốn mươi năm đã trôi qua, đất nước đã có nhiều thay đổi,phát triển theo xu hướng hội nhập về mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị , vănhóa…Đó là khoảng thời gian đủ để một thế hệ trưởng thành, một thế hệ mớinhìn nhận, đánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: